Hiệp hội khởi nghiệp quốc gia là gì? có nền tham gia không?

Hiệp hội khởi nghiệp quốc gia là gì? có nền tham gia không

ĐIỀU LỆ
HIỆP HỘI KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA


(Bản dự thảo kèm theo Quyết định số         /QĐ-BNV
ngày       /      /2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

Chương  I 

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên gọi, biểu tượng

1. Tên tiếng Việt: Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia

2. Tên tiếng Anh: Vietnam National Entrepreneurship Association

3. Tên viết tắt tiếng Anh: VINEN

4. Website: https://vinen.org   Email: vanphong@vinen.vn

5. Hiệp hội có biểu tượng (logo) riêng được đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp dành cho những người có khát vọng khởi nghiệp và sáng lập doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm những nhà sáng lập doanh nghiệp, doanh nhân, người chuẩn bị khởi nghiệp, chuyên gia, nhà quản lý, tổ chức, cộng đồng hoạt động trong lĩnh vực hoặc liên quan đến khởi nghiệp, tuân thủ pháp luật, tự nguyện thành lập và hoạt động với mục đích tập hợp, hợp tác, truyền cảm hứng, tận tâm, tận lực giúp đỡ nhau, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp lớn mạnh bền vững, hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp Việt Nam với tôn chỉ “Phụng sự Dân tộc, hưng thịnh Quốc gia.”

Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở

3.1. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3.2. Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại thành phố Hà Nội, Hiệp hội có thể có Văn phòng đại diện và chi nhánh ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Lĩnh vực và phạm vi hoạt động

4.1. Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia hoạt động trong phạm vi cả nước.

4.2. Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia hoạt động trong lĩnh vực dành cho những người có khát vọng khởi nghiệp và sáng lập doanh nghiệp Việt Nam (tiền khởi nghiệp, kinh doanh hộ gia đình, khởi nghiệp truyền thống, khởi nghiệp sáng tạo, khởi nghiệp thông minh, các hình thức khởi nghiệp tiên tiến và các hoạt động khác liên quan) theo quy định của pháp luật.

4.3. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động

5.1. Tự nguyện, tự quản.

5.2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.

5.3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.

5.4. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

 

Chương II

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Điều 6. Chức năng

Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia có những chức năng sau:

6.1. Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng những người có khát vọng khởi nghiệp và sáng lập doanh nghiệp Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế

6.2. Thúc đẩy và cổ vũ tinh thần khởi nghiệp; đồng thời đồng hành cùng những nhà sáng lập doanh nghiệp để hỗ trợ họ phát triển bền vững, hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp Việt Nam với tôn chỉ “Phụng sự Dân tộc, hưng thịnh Quốc gia” thông qua: Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và hoạt động sáng tạo; Đào tạo và chia sẻ tri thức; Nghiên cứ, tư vấn và phản biện; Kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại; đối thoại và hợp tác; Xuất bản tạp chí, tập san và các ấn phẩm; Thực hiện công tác quản trị nội bộ; và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.

Điều 7: Nhiệm vụ

7.1. Phát triển hội viên

7.1.1. Phát triển, tập hợp, đoàn kết hội viên của Hiệp hội; 

7.1.2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật; 

7.1.3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội; 

7.1.4. Tổ chức, kết nối, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích của hội viên, lợi ích chung của Hiệp hội, của đất nước; Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội nhằm tham gia phát triển các lĩnh vực liên quan đến nhiệm vụ hoạt động của Hiệp hội, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.

7.2. Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và hoạt động sáng tạo.  

7.2.1. Tổ chức các hoạt động thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong mọi tầng lớp nhân dân; 

7.2.2. Tham gia thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.

7.2.3. Kết nối các mạng lưới khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy các chương trình R&D trong các doanh nghiệp, trường đại học và Chính phủ;

7.2.4. Hỗ trợ xây dựng mô hình kinh doanh mới, phát triển sản phẩm và giải pháp tiên tiến;

7.2.5. Phát triển và triển khai nền tảng chuyển đổi số, các giải pháp và ứng dụng để phục vụ vận hành Hiệp hội và hỗ trợ hoạt động của hội viên và cung cấp cho cộng đồng.

7.3. Đào tạo về khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp

7.3.1. Tổ chức các khóa học tập huấn, phổ biến những kiến thức, chính sách của nhà nước về doanh nghiệp. 

7.3.2. Xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, huấn luyện kỹ năng khởi nghiệp, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho hội viên và cộng đồng.

7.4. Nghiên cứu, tư vấn, phản biện

7.4.1. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, lập và triển khai các chương trình, dự án trong lĩnh vực khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp theo nhu cầu;

7.4.2. Tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo quy định của pháp luật; Làm cầu nối và đại diện cho hội viên để tham gia, kiến nghị, phản ánh với cơ quan quản lý nhà nước về các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển; Tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

7.5. Phát triển nguồn lực tài chính và kết nối đầu tư

7.5.1. Lập quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, các nguồn thu khác như các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để trang trải kinh phí hoạt động của Hiệp hội;

7.5.2. Hỗ trợ hội viên tiếp cận thị trường vốn từ các nhà đầu tư, tổ chức, quỹ hỗ trợ, chương trình hỗ trợ của Nhà nước, Tổ chức Quốc tế; Phát triển quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và triển khai hoạt động gây quỹ khác theo quy định và pháp luật. 

7.6. Kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại 

7.6.1. Phát triển thị trường, kết nối cung cầu thương mại, hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm, dịch vụ; tư vấn ứng dụng dịch vụ khoa học công nghệ, chuyển giao trí thức, các kết quả nghiên cứu khoa học thiết thực để phục vụ kinh doanh, khởi nghiệp, sáng lập doanh nghiệp thành công.

7.6.2. Tổ chức kết nối giao thương và hỗ trợ hội viên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế.  

7.7. Tổ chức đối thoại, truyền thông và sự kiện 

7.7.1. Tổ chức hội nghị, hội thảo, kết nối kinh doanh, đối thoại chính sách, diễn đàn khởi nghiệp; 

7.7.2. Phát triển các kênh truyền thông phù hợp để cung cấp, cập nhật và chia sẻ thông tin cho hội viên; 

7.7.3. Xuất bản tạp chí, tập san và các ấn phẩm khác theo quy định của pháp luật

7.7.4. Thông báo kịp thời về chương trình hỗ trợ của Nhà nước và các Tổ chức quốc tế liên quan.

7.8. Phát triển đối tác 

7.8.1 Thiết lập quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực, tranh thủ sự giúp đỡ và phối hợp công tác trong các lĩnh vực hoạt động hợp pháp của Hiệp hội.  

7.8.2. Gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng; ký kết và thực hiện thỏa thuận hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật; 

7.9. Phát triển tổ chức

Thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân và các tổ chức khác trực thuộc Hiệp Hội theo quy định của Pháp luật; báo cáo định kỳ kết quả hoạt động theo quy định với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội. 

7.10. Công tác quản trị nội bộ

7.10.1. Xây dựng và ban hành quy tắc ứng xử trong hoạt động của Hiệp hội và các nội quy, quy chế theo quy định.

7.10.2. Khen thưởng, kỷ luật, hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

7.10.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu nhân sự, hội viên, hội, chi hội, câu lạc bộ, cộng đồng, chi nhánh, văn phòng đại diện, mạng lưới đối tác, mạng lưới chuyên gia, mạng lưới khởi nghiệp dòng tộc, mạng lưới vườn ươm và tổ chức tăng tốc khởi nghiệp và các đơn vị trực thuộc Hiệp hội.

7.10.4. Lập và lưu trữ sổ sách, thỏa thuận, văn thư, chứng từ về tài sản, tài chính của Hiệp hội và văn phòng đại diện, biên bản các cuộc họp ban lãnh đạo Hiệp hội. 

7.10.5. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật.

7.10.6. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật. Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hiệp hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hiệp hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết và thực hiện thỏa thuận hợp tác quốc tế.

7.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.

 

Chương III

HỘI VIÊN

Điều 8. Hội viên, tiêu chuẩn hội viên

8.1. Hội viên của Hiệp hội bao gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:

8.1.1 Hội viên chính thức: Công dân, pháp nhân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội;

8.1.2. Hội viên liên kết: Công dân, pháp nhân Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty con, chi nhánh/ Văn phòng đại diện của các công ty/tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức có yếu tố nước ngoài) có quan tâm đến hoạt động khởi nghiệp và cung cấp dịch vụ liên quan đến khởi nghiệp, nhưng chưa có đủ điều kiện là hội viên chính thức của Hiệp hội, có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, có nguyện vọng, tự nguyện và tán thành Điều lệ của Hiệp hội, được Hiệp hội xem xét công nhận là hội viên liên kết của Hiệp hội;

8.1.3. Hội viên danh dự: Công dân, pháp nhân Việt Nam không có đủ điều kiện trở thành hội viên chính thức hoặc hội viên liên kết của Hiệp hội nhưng có uy tín, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp và có đóng góp đối với hoạt động và phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội được Hiệp hội công nhận hoặc mời làm hội viên danh dự.

8.2. Tiêu chuẩn hội viên chính thức:

8.2.1. Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có đủ năng lực hành vi dân sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; có khát vọng khởi nghiệp và sáng lập doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm những nhà sáng lập doanh nghiệp, doanh nhân, người chuẩn bị khởi nghiệp, chuyên gia, nhà quản lý, người có kiến thức, kinh nghiệm, tổ chức, cộng đồng hoạt động trong lĩnh vực hoặc liên quan đến khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp theo quy định của pháp luật có điều kiện tham gia các hoạt động của Hiệp hội; tự nguyện có Đơn gia nhập Hiệp hội (theo mẫu do Hiệp hội quy định).

8.2.2. Hội viên tổ chức: Tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (bao gồm cả hiệp hội hoạt động trong phạm vi địa phương) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, khởi nghiệp hoặc liên quan đến khởi nghiệp theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp được quy định tại điểm 8.1.2 Khoản 1 Điều này) có điều kiện tham gia các hoạt động của Hiệp hội; Tự nguyện, có Đơn gia nhập Hiệp hội (theo mẫu do Hiệp hội quy định) kèm theo bản sao giấy phép thành lập, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có văn bản cử người đại diện.

Hội viên tổ chức cử người đại diện tham gia Hiệp hội phải là người có đủ thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của đơn vị mình phụ trách, quyền và nghĩa vụ của hội viên. Trong trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền phải có đủ thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Khi hội viên tổ chức thay đổi người đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho Hiệp hội, chậm nhất không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày thay đổi.

Điều 9. Quyền của hội viên

9.1. Được hưởng những lợi ích có được từ hoạt động của Hiệp hội.  

9.2. Được Hiệp hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.

9.3. Được Hiệp hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, được tham gia các hoạt động do Hiệp hội tổ chức theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

9.4. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hiệp hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của Pháp luật và Điều lệ của Hiệp hội.

9.5. Được dự tham dự Đại hội (nếu là Đại hội toàn thể), được bầu để tham Đại hội nếu là Đại hội đại biểu. Được ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Chấp hành Hiệp hội và Ban Kiểm tra Hiệp hội theo quy định pháp luật và Điều lệ của của Hiệp hội.

9.6. Được giới thiệu hội viên mới.

9.7. Được khen thưởng theo quy định của Hiệp hội.

9.8. Được cấp thẻ hội viên, tài khoản quản trị điện tử, các ứng dụng học tập và kinh doanh của Hiệp hội.

9.9. Có quyền rút khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.  

9.10. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Chấp hành Hiệp hội, Ban Kiểm tra Hiệp hội.

Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên

10.1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hiệp hội. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hiệp hội; không được lợi dụng hoạt động của Hiệp hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên và Hiệp hội. 

10.2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hiệp hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hiệp hội phát triển vững mạnh.

10.3. Bảo vệ uy tín của Hiệp hội, không được nhân danh Hiệp hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hiệp hội phân công bằng văn bản.

10.4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hiệp hội.

10.5. Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hiệp hội.

10.6. Phải bàn giao lại công việc và tài chính, tài sản, tài liệu có liên quan khi không còn hoạt động ở Hiệp hội.

Điều 11. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hiệp hội

11.1. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên:

11.1.1. Điều kiện và hồ sơ gia nhập: Công dân, pháp nhân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 Điều lệ này, có nguyện vọng gia nhập Hiệp hội gửi Đơn (thông qua Văn phòng Hiệp hội) kèm theo hồ sơ gồm:

- Đối với cá nhân: Bản chứng thực Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn; Đơn xin gia nhập Hiệp hội theo mẫu do Hiệp hội quy định; 01 ảnh thẻ;

- Đối với tổ chức: bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, Quyết định thành lập đối với pháp nhân; Đơn xin gia nhập Hiệp hội của tổ chức theo mẫu do Hiệp hội quy định; Công văn cử người đại diện tham gia Hiệp hội; 01 ảnh của người đại diện tổ chức được cử tham gia Hiệp hội.

11.1.2. Văn phòng Hiệp hội tổng hợp và báo cáo Ban thường vụ, căn cứ quy chế làm việc, Ban thường vụ ra quyết định kết nạp hội viên và thông báo đến Ban Chấp hành Hiệp hội tại kỳ họp gần nhất của Ban Chấp hành Hiệp hội.

11.1.3. Trong vòng 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân gia nhập Hiệp hội, Ban thường vụ xem xét, quyết định việc kết nạp hội viên. Căn cứ Nghị quyết của Ban thường vụ, Chủ tịch Hiệp hội ban hành quyết định kết nạp hội viên. Hội viên đóng hội phí theo quy định và được cấp thẻ hội viên của Hiệp hội.

11.1.4. Việc công bố hội viên mới được tiến hành trên trang tin nội bộ  của Hiệp hội và tại hội nghị thường niên của Hiệp hội.

11.2. Thủ tục ra khỏi Hiệp hội:

11.2.1 Hội viên tự nguyện ra khỏi Hiệp hội làm đơn gửi Ban thường vụ Hiệp hội,  Văn phòng Hiệp hội tổng hợp trình Tổng thư ký để báo cáo Ban thường vụ Hiệp hội xem xét, quyết định chấm dứt tư cách hội viên và thông báo bằng văn bản đến Ban Chấp hành Hiệp hội. Căn cứ Nghị quyết của Ban thường vụ, Chủ tịch Hiệp hội ban hành quyết định chấm dứt tư cách hội viên.

11.2.2 Căn cứ Nghị quyết của Ban thường vụ, Chủ tịch Hiệp hội ban hành quyết định khai trừ hội viên trong các trường hợp sau:

- Vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm Điều lệ và các quy định của Hiệp hội làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hoạt động của Hiệp hội;

- Đối với hội viên cá nhân: Những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo bản án có hiệu lực thi hành của Tòa án, bị tước quyền công dân theo quy định của pháp luật;

- Đối với hội viên tổ chức: Bị đình chỉ hoạt động, bị phá sản theo phán quyết của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước;

- Không đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn.

11.2.3 Trước khi ra khỏi Hiệp hội, hội viên phải bàn giao công việc, tài sản, tài chính mà mình phụ trách, đang thực hiện (nếu có) cho Hiệp hội.

11.2.4 Hội viên bị chấm dứt tư cách hội viên có quyền khiếu nại lên Đại hội Hiệp hội, quyết định của Đại hội là quyết định cuối cùng.

11.3. Thủ tục gia nhập, ra khỏi Hiệp hội của hội viên liên kết tương tự như hội viên chính thức quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 11 của Điều lệ này.

11.4. Ban Chấp hành Hiệp hội ban hành Quy chế quy định cụ thể về kết nạp hội viên, cho hội viên ra khỏi Hiệp hội phù hợp quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

 

Chương IV

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG

Điều 12. Hệ thống tổ chức của Hiệp hội

12.1. Đại hội đại biểu toàn quốc;

12.2. Ban Chấp hành;

12.3. Ban thường vụ;

12.5. Ban Kiểm tra;

12.6. Văn phòng Hiệp hội, chi nhánh và các ban chuyên môn;

12.7. Các tổ chức có tư cách pháp nhân và các tổ chức hợp pháp khác trực thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Đại hội

13.1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội là Đại hội Đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường (Đại hội). Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 (năm) năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.

13.2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên đại biểu chính thức được triệu tập có mặt.

13.3. Nhiệm vụ của Đại hội: 

13.3.1 Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ mới của Hiệp hội; 

13.3.2. Thảo luận và thông qua Điều lệ, Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hiệp hội (nếu có);

13.3.3. Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Hiệp hội và báo cáo tài chính của Hiệp hội;

13.3.4. Quyết định số lượng, bầu Ban Chấp hành Hiệp hội và Ban Kiểm tra Hiệp hội;

13.3.5. Các nội dung khác vượt thẩm quyền của Ban Chấp hành Hiệp hội;

13.3.6. Thông qua nghị quyết Đại hội.

13.4. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:

13.4.1. Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay, bỏ phiếu kín, hoặc các hình thức khác, việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;

13.4.2. Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được trên 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.

Điều 14. Ban Chấp hành Hiệp hội

14.1. Ban Chấp hành Hiệp hội do Đại hội bầu trong số các hội viên chính thức, là cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hiệp hội cùng với nhiệm kỳ Đại hội. 

14.2. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban Chấp hành Hiệp hội: 

14.2.1 Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hiệp hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hiệp hội giữa hai kỳ Đại hội. Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;

14.2.2. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành Hiệp hội, Ban thường vụ; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hiệp hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật và các qui chế khác theo quy định của pháp luật;

14.2.3. Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và ủy viên Ban thường vụ, Ban Chấp hành; bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội. Ban Chấp hành Hiệp hội được quyền bầu bổ sung ủy viên BCH trong nhiệm kỳ, nhưng không quá 1/3 (một phần ba) so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội đã được Đại hội bầu;

14.3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành Hiệp hội:

14.3.1. Ban Chấp hành Hiệp hội hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành Hiệp hội, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội;

14.3.2. Ban Chấp hành Hiệp hội mỗi năm họp một lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban thường vụ hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội;

14.3.3. Các cuộc họp của Ban Chấp hành Hiệp hội là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội tham gia dự họp. Ban Chấp hành Hiệp hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành Hiệp hội quyết định;

14.3.4. Giữa hai kỳ họp, Ban Chấp hành Hiệp hội có biểu quyết hoặc quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Hiệp hội thông qua việc lấy ý kiến Ban Chấp hành Hiệp hội bằng văn bản hoặc thư điện tử.

14.3.5. Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành Hiệp hội được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội biểu quyết tán thành. 

14.3.6. Trường hợp ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội vắng mặt ít nhất 02 (hai) kỳ họp Ban Chấp hành Hiệp hội liên tục mà không có lý do chính đáng sẽ bị Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét bãi nhiệm tư cách ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội. Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội bị bãi nhiệm có trách nhiệm bàn giao công việc, cơ sở vật chất, tài chính, tài liệu cho Hiệp hội (nếu có).

Điều 15. Ban thường vụ

15.1. Ban thường vụ do Ban Chấp hành Hiệp hội bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội. Ban thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và một số ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban thường vụ do Ban Chấp hành Hiệp hội quyết định phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ này. Nhiệm kỳ của Ban thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.

15.2. Ban thường vụ có nhiệm vụ và quyền hạn:

15.2.1 Thay mặt Ban Chấp hành Hiệp hội triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hiệp hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành Hiệp hội; lãnh đạo hoạt động của Hiệp hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành Hiệp hội;

15.2.2 Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành Hiệp hội;

15.2.3 Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hiệp hội. Quyết định thành lập pháp nhân và các chức danh khác thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật, các quy định trong nội bộ Hiệp hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hiệp hội, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hiệp hội; 

15.2.4 Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hiệp hội; 

15.2.5 Thông qua việc kết nạp, cho thôi và khai trừ hội viên ra khỏi Hiệp hội;

15.2.6 Quyết định các vấn đề khen thưởng, kỷ luật của Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội và báo cáo Ban chấp hành Hiệp hội ở kỳ họp tiếp theo.

15.2.7 Quyết định tổ chức các hội nghị, hội thảo, sự kiện và các hoạt động khác liên quan khởi nghiệp giữa hai kỳ họp của Ban chấp hành

15.3. Nguyên tắc hoạt động của Ban thường vụ:

15.3.1 Ban thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành Hiệp hội ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội;

15.3.2 Ban thường vụ họp 06 (sáu) tháng một lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hiệp hội hoặc khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban thường vụ đề nghị;

15.3.3 Các cuộc họp của Ban thường vụ là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban thường vụ tham dự họp. Ban thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. 

15.3.4 Giữa hai kỳ họp, Ban thường vụ có biểu quyết hoặc quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban thường vụ thông qua việc lấy ý kiến Ban thường vụ bằng văn bản hoặc thư điện tử.

15.3.5 Các nghị quyết, quyết định của Ban thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban thường vụ biểu quyết tán thành.

Điều 16. Thường trực Hiệp hội

Thường trực Hiệp hội do Ban Thường vụ cử ra, gồm Chủ tịch, một số Phó Chủ tịch và ủy viên Ban thường vụ chuyên trách tại cơ quan Hiệp hội. Thường trực Hiệp hội là cơ quan lãnh đạo, thay mặt Ban thường vụ điều hành các hoạt động thường xuyên của Hiệp hội giữa hai kỳ họp của Ban thường vụ.

Điều 17. Ban Kiểm tra

17.1. Ban Kiểm tra Hiệp hội gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và một số ủy viên do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra theo nhiệm kỳ Đại hội.

17.2. Ban Kiểm tra họp định kỳ 01 (một) năm một lần; có thể họp bất thường theo yêu cầu của Trưởng ban hoặc của 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Kiểm tra.

17.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra:

17.3.1 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ, nghị quyết Đại hội, nghị quyết; giải quyết các đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến các vấn đề của Hiệp hội; những vấn đề liên quan đến hội viên, tổ chức pháp nhân trực thuộc Hiệp hội theo quy định của Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật;

17.3.2 Ban Kiểm tra có quyền yêu cầu hội viên và các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hiệp hội cung cấp thông tin tài liệu, chứng từ liên quan đến các vấn đề thuộc phạm vi kiểm tra trên cơ sở thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

17.3.3 Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành Hiệp hội ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội. 

17.3.4 Giữa hai kỳ họp, Ban Kiểm tra có thể biểu quyết hoặc quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Kiểm tra thông qua việc lấy ý kiến ủy viên bằng văn bản hoặc thư điện tử.

17.3.5 Các nghị quyết, quyết định của Ban Kiểm tra được thông qua khi có trên 2/3 (Hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Kiểm tra biểu quyết tán thành.

Điều 18. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hiệp hội

18.1. Chủ tịch Hiệp hội là người đại diện pháp nhân của Hiệp hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hiệp hội. Chủ tịch Hiệp hội do Ban Chấp hành Hiệp hội bầu trong số các ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội.  Tiêu chuẩn Chủ tịch Hiệp hội do Ban Chấp hành Hiệp hội quy định phù hợp quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hiệp hội là 05 (năm) năm, cùng với nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hiệp hội.

18.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hiệp hội:

18.2.1 Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Hiệp hội và toàn thể Hội viên về các hoạt động của Hiệp hội;

18.2.2 Chỉ đạo, tổ chức, điều hành mọi hoạt động của Hiệp hội theo quy định của Điều lệ; nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành Hiệp hội;

18.2.3 Chỉ đạo công tác chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành Hiệp hội và Ban thường vụ;

18.2.4 Trực tiếp ký các văn bản của Hiệp hội, như: nghị quyết, quyết định, quy chế, quy định, quy tắc; quyết định thành lập đơn vị thuộc Hiệp hội; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng, cấp phó đơn vị thuộc Hiệp hội, các ban khác của Hiệp hội và các văn bản khác theo quy định;

18.2.5 Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức - nhân sự và hội viên của Hiệp hội

18.2.6 Là chủ tài khoản của Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội;

18.2.7 Quản lý tài sản, tài chính, sở hữu trí tuệ của Hiệp hội; Quyết định các khoản thu, chi và sử dụng tài sản của Hiệp hội theo quy định, quy chế về thu, chi và quản lý tài sản được Ban Chấp hành Hiệp hội thông qua phù hợp với các quy định của pháp luật và Điều lệ;

18.2.8 Thay mặt Hiệp hội trong các công tác đối ngoại của Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ;

18.2.9 Ký các quyết định thành lập văn phòng, ban chuyên môn và pháp nhân trực thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật, đề xuất của Tổng thư ký và Điều lệ của Hiệp hội;

18.3. Chủ tịch Hiệp hội có quyền phân công và ủy quyền cho các Phó Chủ tịch phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội

18.4. Khi Chủ tịch vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hiệp hội được ủy quyền bằng văn bản cho Tổng thư ký hoặc một Phó Chủ tịch.

18.5. Các Phó Chủ tịch do Ban Chấp hành Hiệp hội bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội. Số lượng và tiêu chuẩn Phó Chủ tịch do Ban Chấp hành Hiệp hội quy định. Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch chỉ đạo, điều hành công tác của hội theo sự phân công của Chủ tịch; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch phân công hoặc ủy quyền. Các Phó Chủ tịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành Hiệp hội, Ban thường vụ phù hợp với Điều lệ Hiệp hội và quy định của pháp luật. 

18.6. Hiệp hội có thể mời và suy tôn một cá nhân là nhà chính trị, nhà lãnh đạo doanh nghiệp hoặc một nhà khoa học có uy tín, có công lao đóng góp đối với sự nghiệp phát triển doanh nghiệp và khởi nghiệp ở nước ta, có tâm huyết và nhiệt tình giúp đỡ xây dựng, phát triển đội ngũ những người có khát vọng khởi nghiệp và sáng lập doanh nghiệp làm Chủ tịch danh dự của Hiệp hội. Chủ tịch danh dự do Ban thường vụ Hiệp hội đề xuất và Ban Chấp hành Hiệp hội thông qua và suy tôn.

Điều 19. Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký Hiệp Hội

19.1. Tổng thư ký do Ban Chấp hành Hiệp hội bầu trong số ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội, là người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Ban Chấp hành Hiệp hội và Ban thường vụ về công tác đối nội và quản lý điều hành hoạt động hàng ngày của Hiệp hội, Văn phòng Hiệp hội, các ban chuyên môn, quản lý các đơn vị trực thuộc Hiệp hội, các tổ chức thành viên.

19.2. Xây dựng quy định cụ thể về nhiệm vụ, nhân sự, quy chế hoạt động của Văn phòng, các ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc của Hiệp hội và các Hội đồng tư vấn để Ban thường vụ thông qua và đề cử danh sách nhân sự liên quan để Chủ tịch Hiệp hội bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật;

19.3. Thay mặt Chủ tịch Hiệp hội ký các hợp đồng với người làm việc tại Văn phòng, các ban chuyên môn thuộc Hội theo quy định của Bộ luật Lao động và Điều lệ.

19.4. Chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Hiệp hội, lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hiệp hội Hiệp hội;

19.5. Phó Tổng thư ký do Chủ tịch Hiệp hội quyết định bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Tổng thư ký. Phó tổng thư ký được Tổng thư ký phân công giúp Tổng thư ký phụ trách, điều hành một số lĩnh vực công tác chuyên môn thuộc thẩm quyền của Tổng thư ký.

Điều 20. Văn phòng Hiệp hội, Ban chuyên môn, Hội đồng tư vấn 

20.1. Văn phòng Hiệp hội:

Văn phòng là bộ phận tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Hiệp hội, Ban thường vụ và lãnh đạo Hiệp hội triển khai các hoạt động của Hiệp hội. Các nhân viên Văn phòng được tuyển dụng và làm việc theo chế độ hợp đồng theo quy định của Bộ luật Lao động và theo quy định của Hiệp hội.

20.1.1 Chánh và Phó chánh Văn phòng Hiệp hội do Chủ tịch Hiệp hội quyết định theo đề nghị của Tổng thư ký.

20.1.2 Nhân viên của Văn phòng Hiệp hội được tuyển dụng vào làm việc theo chế độ hợp đồng.

20.2. Ban chuyên môn:

Căn cứ yêu cầu thực tế công việc, Hiệp hội thành lập các ban chuyên môn có nhiệm vụ đề xuất tham mưu cho Ban Chấp hành Hiệp hội và Ban thường vụ Hiệp hội về hoạt động chuyên môn. Lãnh đạo các ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc do Chủ tịch Hiệp hội bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Tổng thư ký.

20.3. Hội đồng tư vấn:

Tùy theo nhu cầu hoạt động của Hiệp hội, Ban thường vụ quyết định thành lập Hội đồng tư vấn. Thành viên Hội đồng tư vấn là chuyên gia, nhà khoa học, nhà lãnh đạo, doanh nhân, cá nhân có trình độ chuyên môn giỏi, có uy tín xã hội và có tâm huyết đóng góp cho sự phát triển Hiệp hội.

20.4. Ban thường vụ quy định cụ thể về nhiệm vụ, nhân sự, Quy chế hoạt động của Văn phòng, các ban chuyên môn của Hiệp hội các Hội đồng tư vấn theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật.

Điều 21. Tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hiệp hội

21.1. Ban thường vụ xem xét, quyết định việc thành lập tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hiệp hội theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Hiệp hội để thực hiện các nhiệm vụ của Hiệp hội. Hồ sơ, điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hiệp hội thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ này 

Người đứng đầu tổ chức pháp nhân thuộc Hiệp hội chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ban Chấp hành Hiệp hội, Ban thường vụ về mọi hoạt động của pháp nhân thuộc Hiệp hội.

21.2. Ban thường vụ quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức pháp nhân trực thuộc Hiệp hội phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

21.3. Việc giải thể, sáp nhập, chia, tách; quản lý và hoạt động; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật chức danh cấp trưởng, cấp phó của tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hiệp hội thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ Hiệp hội.

 

Chương V

TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN 

Điều 22. Tài chính của Hiệp hội

22.1. Nguồn thu của Hiệp hội:

22.1.1. Lệ phí gia nhập Hiệp hội, hội phí hàng năm của hội viên;

22.1.2. Thu từ các hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật;

22.1.3 Tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

22.1.4. Hỗ trợ của Nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao (nếu có); 

22.1.5. Các khoản thu hợp pháp của Hiệp hội (nếu có);

22.1.6. Các khoản đóng góp của các tổ chức trực thuộc Hiệp hội.

22,2. Các khoản chi của Hiệp hội phải bảo đảm đúng nguyên tắc, mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy chế tài chính:

 

Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phản hồi khách hàng

Trần Tưởng - CEO Tiếng Nói Việt: Từng bước sử dụng moma giúp hệ thống sự kiện chúng tôi chuyên nghiệp và giúp anh em MC có thể xây dựng thương hiệu cá nhân đơn giản

Huy Coach - CEO Top CEO Với nền tảng moma giúp các doanh nghiệp tự động seo và bán hàng đa kênh dễ dàng

CEO NTC - NGUYỄN SỸ NHẬT -TỔNG GIÁM ĐỐC ĐÃ ĐƯỢC MOMA GIÚP CÓ NHIỀU LAO ĐỘNG ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG HƠN

Cô Giáo Lan: Chuyên Gia Huấn Luyện Tâm Lý Gia Đình

Phạm Tùng - Giám đốc đào tạo BNI Hanoi 06- Nhờ Moma Giúp các chủ doanh nghiệp sở hữu website cá nhân đơn giản

Kể từ khi ra đời cho đến nay, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội đã trở thành cầu nối gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tá. Với hơn 3000 hội viên 110.000 lao động

Cộng Đồng Eaglecamp của luật Sư Phạm Thành Long với các thê hệ doanh nhân kinh doanh có đạo đức và pháp luật

BNI - Giúp hơn 20.000 thành viên bni toàn cầu có website nhân hiệu miễn phí

0988940068
Nhắn tin!