Nhiều người nghĩ rằng Marketing xuất hiện trong thời hiện đại, nhưng thực tế thì những nguyên tắc cơ bản của Marketing đều tồn tại từ rất lâu và cho tới ngày nay vẫn đang được nhiều nhãn hàng áp dụng.
Công nghệ đã liên tục phát triển trong vài thập kỷ qua, và không bất ngờ gì khi Marketing đã phải thay đổi theo nó. Từ những khởi đầu giản đơn, marketing đã không ngừng phát triển. Bước nhảy vọt lớn nhất lịch sử marketing chắc là sự ra đời của báo in vào thế kỷ XV với các quảng cáo trên tạp chí, áp phích, bao bì đóng gói sản phẩm. Thế kỷ XIX chứng kiến sự phát triển của quảng cáo trên đài phát thanh, tivi,… Cho dù đó còn là những hình thức thô sơ, mang tính bản năng nhưng cũng đều đóng vai trò tác động lên suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của mọi người, xã hội.
Raja Rajamannar - Giám đốc Marketing của Mastercard, từng được vinh danh là Nhà tiếp thị toàn cầu của năm (2018), Top 5 CMO ảnh hưởng nhất thế giới của Forbes 2018.
Với mô hình thứ nhất, marketing hoàn toàn tập trung vào sản phẩm, và hành trình mua hàng được dựa theo logic như sau: nếu tạo ra sản phẩm tốt, chắc chắn người tiêu dùng sẽ đổ xô tới để mua. Vì vậy, các marketer trong mô hình này đã xác định được mục tiêu chiến lược của mình như sau: khiến sản phẩm của bạn tốt hơn của đối thủ cạnh tranh và để cho người tiêu dùng biết được điều này. Nói cách khác, marketing sẽ kết nối sản phẩm với người mua bằng cách tạo ra và tận dụng tốt các tính năng khác biệt, tốt hơn đối thủ hoặc giá cả thấp hơn.
Tuy nhiên, sự ra đời của những phương thức sản xuất hàng loạt đã tạo ra sự bình đẳng và phổ thông cho hàng hóa, giảm tính cạnh tranh đi rất nhiều. Khi đó, nhiều người làm marketing đã phóng đại sản phẩm, tìm những gương mặt tin cậy để khiến người sử dụng tin tưởng. Điều này dần xói mòn lòng tin khách hàng, quảng cáo cũng mất đi uy tín của nó.
Mô hình thứ hai ra đời đã đặt cảm xúc lên trên hết. Không còn chỉ xoay quanh chất lượng sản phẩm, nhiều nhãn hàng đã thay bằng lời hứa hẹn đầy cảm xúc: mối quan hệ, sự hòa hợp, địa vị, sự hấp dẫn, hạnh phúc, vui vẻ, thành công - khách hàng sẽ có chúng nếu dùng sản phẩm. Thêm vào đó, những người nổi tiếng cũng sẽ trở thành đại diện cho sản phẩm, ví dụ như Brooke Shields đại diện cho Calvin Klein, Madonna là của Pepsi, Michael Jordan là của Nike.
Mô hình thứ ba liên quan tới Internet, truyền thông kỹ thuật số và dữ liệu. Sau ti vi, đây chính là sự trỗi dậy mới của ngành marketing. Dữ liệu kỹ thuật số không còn bị giới hạn trong giới công nghệ. Với internet, các marketer sở hữu khả năng và cơ hội lớn để tiếp cận, giao tiếp, gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng ở một quy mô lớn. Khái niệm “phân khúc khách hàng” dường như cũng được sinh ra trong quãng thời gian này.
Khách hàng bắt đầu sử dụng internet nhiều hơn thì cũng đồng nghĩa với việc họ được internet trao quyền, nhưng cũng đối mặt với nguy cơ bị mất quyền riêng tư khi mỗi lượng truy cập, nhấp chuột hay xem trang đều được ghi nhớ và biến thành dữ liệu phục vụ marketing.
Hình ảnh về một trong những banner ads đầu tiên trên internet.
Mô hình thứ tư xuất hiện khi truyền thông mạng xã hội đã thực sự biến đổi mọi thứ trên thị trường. Vào thời điểm tháng 10/2007 - 8/2008, số người dùng của Facebook đã tăng vọt từ 50 đến 100 triệu người dùng, mạng xã hội đã ra đời. Trong khi đó, iPhone được phát hành vào 29/6/2007, mở đầu kỷ nguyên thay đổi thị trường tiêu dùng của các thiết bị di động. Nhiều người đi ngủ và thức giấc với điện thoại, và các Marketer cũng có sẵn phương tiện để tiếp cận khách hàng bất cứ lúc nào.
Danh tiếng, thậm chí lợi nhuận của một công ty có thể được tạo ra hoặc bị phá vỡ chỉ bởi 1 status hay 1 dòng tweet. Bức ảnh tự sướng của Ellen DeGeneres và dàn sao Hollywood tại lễ trao giải Oscar năm 2014 đã trở thành huyền thoại khi được tweet lại 2 triệu lần trong 2 giờ. Mặt khác, đầu năm 2018, Kylie Jenner đã tweet một dòng trên Twitter: "Có ai còn sử dụng Snapchat nữa không?" và ngay sau đó, theo CNN Money thì "Cổ phiếu Snapchat ($SNAP) mất 1,3 tỷ đô sau tweet của Kylie Jenner".
“Cú tweet” 1,3 tỷ đô năm nào
Không thể phủ nhận rằng Công nghệ đã, đang và sẽ tác động rất lớn tới hành vi người dùng, và các Marketer buộc lòng phải thay đổi, tạo ra nhiều hướng tiếp cận hơn tới khách hàng. Trong mô hình thứ 5 - Marketing lượng tử, chúng ta sẽ thấy những ứng dụng Công nghệ "điên rồ", các dữ liệu lượng tử phi thường mà các thương hiệu áp dụng để thỏa mãn khách hàng của mình, trong đó điển hình nhất là:
Dữ liệu vô hạn
Rất nhiều thiết bị thông minh đã bám rễ người dùng. Từ các thiết bị gia dụng như ti vi, tủ lạnh, máy rửa bát, máy giặt,... cho tới thiết bị đeo trên người như đồng hồ, vòng theo dõi sức khỏe đều nằm trong hệ sinh thái Internet vạn vật. Các thiết bị cảm biến này đều thu thập từng "chân tơ kẽ tóc", từng hành động, hơi thở của người dùng.
Trí tuệ nhân tạo AI
Từ đơn giản tới phức tạp, giờ đây không có gì mà AI không làm được. Nắm trong tay kho dữ liệu khổng lồ, từ vô số nguồn, AI sẽ mang tới những phân tích thấu hiểu người dùng mạnh mẽ.
Marketing lượng tử phải chăng được hình thành sau vụ nổ BigBang về Công nghệ?
Blockchain
Blockchain - chuỗi giá trị này đảm bảo cho các Marketer không mất tiền cho các dịch vụ trung gian, đồng thời thiết lập tính xác thực của sản phẩm để chống hàng giả, hàng nhái.
5G
Công nghệ 5G giống như sự khác biệt giữa xe ba bánh và mô tô, là một giao thức viễn thông mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động của nhiều phương tiện. Rất nhiều công nghệ mới nổi cũng được xuất phát từ 5G.
Thế giới đang phát triển không ngừng, và để bắt kịp những xu thế mới của Marketing lượng tử, đòi hỏi các marketer phải hiểu rõ được lịch sử ngành marketing để áp dụng nhuần nhuyễn cho thương hiệu của mình.
*Tham khảo: Sách “Quantum Marketing”, nhà xuất bản Alpha Books
Moma.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh
Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phíBình luận