Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn cửa hàng bách hoá và cửa hàng tiện lợi là một. Mặc dù cả hai loại cửa hàng này đều bán thực phẩm, một số hàng hoá đóng gói, nhưng cách tiếp cận của họ với các vấn đề như nhân viên, thiết kế cửa hàng và danh mục sản phẩm rất khác nhau.
Cửa hàng tiện lợi (Convenience store) nhắm đến hành trình mua sắm nhanh, mua chỉ 1 hoặc 1 vài món, trong khi cửa hàng bách hoá (Grocery store), ưa chuộng hành trình mua sắm lớn với trữ lượng thực phẩm và hàng hoá lưu kho cao.
Là một cửa hàng bán lẻ, chuyên bán các thực phẩm ăn liền, nước đóng chai, nhu yếu phẩm, thuốc lá hoặc hoặc các ấn phẩm / tập san định kì.
Cửa hàng tiện lợi có quy mô nhỏ, thường mở cửa đến tận đêm, và có 1 nhóm nhỏ gồm nhân viên thu ngân, nhân viên coi kho và quản lý. Cửa hàng tiện lợi được thiết kế để phục vụ các khách hàng đang trên đường đi, cần ghé qua để mua một vài món.
Đa phần các cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/24, vào sáng sớm lẫn ngày lễ, nên được nhiều người thường xuyên ghé mua các thứ như kem, đá, sữa, thuốc không cần kê đơn.
Theo định nghĩa này, thì các cửa hàng như Circle K, Vinmart, Family mart chính là cửa hàng tiện lợi.
Cửa hàng bách hoá chuyên bán thực phẩm, cả tươi sống lẫn đóng gói sẵn, và các sản phẩm hộ gia đình, như khăn giấy, giấy xúc, sản phẩm lau chùi, thuốc không cần kê đơn.
Một cửa hàng bách hoá bán sản phẩm tươi sống, thịt, các sản phẩm hàng ngày, và thường là bánh ngọt cùng với thực phẩm đóng lon, đông lạnh, và chuẩn bị sẵn. Ngoài ra, cửa hàng tạp hoá cũng bán các sản phẩm gia dụng, chăm sóc sức khoẻ và chăm sóc cá nhân.
Sự khác biệt giữa cửa hàng bách hoá và siêu thị không rõ ràng, các cụm từ này thường được sử dụng thay thế nhau để mô tả các cửa hàng lớn hơn, cung cấp nhiều thực phẩm tươi sống và chuẩn bị sẵn, các sản phẩm hộ gia đình, dụng cụ vệ sinh, sản phẩm chăm sóc cá nhân, vớ, quần lót, đồ điện, quà tặng. Siêu thị còn cung cấp nhiều khu vực hơn một cửa hàng bách hoá tiêu chuẩn. Nhiều cửa hàng bách hoá thường có quầy thịt và đồ ăn liền, một siêu thị còn có thêm những khu vực đặc biệt như hoá, cá và hải sản, khu bánh kẹo và nhà thuốc.
Cửa hàng bách hoá là điểm đến cho người tiêu dùng cần mua thực phẩm và sản phẩm hộ gia đình cho sử dụng mỗi ngày và những dịp đặc biệt. Lựa chọn rộng rãi các sản phẩm và nhãn hàng, cũng như mức tồn kho cao, cho phép người tiêu dùng mua sắm các hàng hoá mà gia đình có thể sử dung trong một thời gian dài. Các xe đẩy lớn có sẵn ở cửa ra vào, với việc dự đoán người mua sẽ bỏ đầy thực phẩm dùng cho đến cuối tuần.
Cửa hàng tiện lợi, ngược lại, đáp ứng nhu cho những người cần một / hai sản phẩm ngay lập tức. Không có giỏ hàng cho thấy khối lượng mà cửa hàng tiện lợi vận hành: không cần giỏ hàng, hầu hết khách hàng chỉ mua 1 vài món và có thể dễ dàng ang chúng tới quay thu ngân.
Cửa hàng bách hoá lớn hơn cửa hàng tiện lợi nhiều lần.
Cửa hàng tiện lời thường mọi ngày, mỗi ngày, đóng cửa trễ và mở vào sáng sớm, thường mở vào ngày lễ. Siêu thị và các cửa hàng lớn thường mở cửa suốt 24 giờ, nhiều nơi thì theo giờ truyền thống từ 8 - 9 giờ sáng đến 9-10 giờ tối. Vào ngày lễ, thì cũng hay đóng cửa nghỉ ngơi hoặc chỉ mở theo lịch trình đặc biệt nào đó.
Cửa hàng bách hoá thường có nhiều làn tính tiền, lối vào, cùng đội ngũ nhiều nhân viên như quản lý cửa hàng, bộ phân, nhân viên ở các phòng ban chuyên môn, như quầy đồ ăn liền, thịt, nhân viên thu ngân và nhân viên trông kho. Cửa hàng tiện lợi ít nhân viên, thường chỉ 1-2 người phụ trách toàn thời gian. Thường chỉ có 1 quầy tính tiền vì khách chỉ mua 1-2 món mà thôi.
Cửa hàng tiện lợi thường phân bố ở kiot nhỏ hoặc mặt tiền của toà nhà hoặc ở một số trung tâm thương mại. Rất dễ đến bằng xe hơi hoặc đi bộ. Chỗ đậu xe cũng nhỏ, vừa đủ cho khách hàng chạy thằng vào hoặc lấy xe ra. Một số cửa hàng còn có thể cây xăng kế bên, nhờ đó cũng tiết kiệm thời gian kha khá. Cửa hàng bách hoá thường có chỗ đậu xe lớn và có thể chiếm phần lớn diện tích của toàn bộ cửa hàng. Do chỗ đậu xe lớn, nên đòi hỏi phải đi bộ nhiều phút trước khi bước vào cửa hàng.
Cửa hàng tiện lợi giá thường cao hơn giá mà người tiêu dùng phải trả khi mua ở cửa hàng bách hoá. Mức giá cao phản ánh giá trị tăng thêm của việc mua cái gì đó nhanh chóng, mặc dù các của hàng bách hoá có được lòng trung thành từ các khách hàng mua nhiều và thường xuyên nhờ việc tích luỹ điểm mua hàng.
Chủng loại sản phẩm ở của hàng tiện lợi thường hạn chế ở vài mặt hàng người ta hay cần tới khi đi lại, du lịch, hoặc khi đồ dùng sinh hoạt hết. Cửa hàng bách hoá thường có nhiều chủng loại sản phẩm hơn, như thực phẩm tươi sống, thực phẩm chuẩn bị sẵn, đồ dùng gia đình và chăm sóc sức khoẻ.
Cửa hàng bách hoá thường không đưa ra nhiều nhãn hàng trong một danh mục sản phẩm giới hạn. Chẳng hạn, kệ hàng thường chỉ trưng một vài nhãn hàng bơ đậu phông. Trong mỗi nhẫn hàng, có thể có nhiều loại bơ đậu phộng, chẳng hạn như bơ dạng kem, bơ giòn, hay bơ không đường. Ngược lại, cửa hàng tiện lợi thường chỉ có 1 nhẫn hàng bơ đậu phông dạng kem. Điều này cũng đúng cho các sản phẩm như xà bông rửa chén, dầu gội dầu hay tã lót.
Thường cửa hàng tiện lợi bán các thực phẩm mới chế biến và ăn liền, như xúc xích, bánh mì sandwich, xà lách. Ngoài ra, các cảu hàng thường bán các món tráng miệng và điểm tâm đông lạnh, khi mua sẽ được hâm nóng trong lò vi sóng. Đồ uống tại vòi hoặc cà phê cũng luôn sẵn có.
Moma.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh
Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phíBình luận