Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ hiệu quả

Để kinh doanh khách sạng thành công thì bước đầu tiên bạn cần tạo 01 website marketing miễn phí tại đây 

Bạn có mơ ước tự mình mở một khách sạn nhỏ hoặc nhà nghỉ? Bạn đang lập kế hoạch hiện hiện thực hoá mong muốn của mình? Nếu vậy, một số kinh nghiệm kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trong bài viết này của codon.vn có thể sẽ rất hữu ích cho bạn.

Thông qua các kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn được chia sẻ, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về toàn bộ những gì cần lưu ý trong quá trình kinh doanh dịch vụ lưu trú để từ đó tạo ra nền tảng vững chắc, tạo sự thuận lợi để đầu tư sinh lời và giảm bớt các tác nhân gây căng thẳng.

kinh nghiem kinh doanh nha nghi khach san

Kế hoạch kinh doanh khách sạn? Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ khách sạn thành công

I. Có nên kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ không?

Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ đặc biệt phát triển ở những thành phố lớn và khu du lịch. Lĩnh vực này đã được đầu tư từ nhiều năm trước, phát triển song song với hội nhập và tăng trưởng kinh tế. Cho đến nay, kinh doanh cơ sở lưu trú vẫn tiếp tục có doanh thu lớn.

Một số ưu điểm của kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ bao gồm:

+ Lợi nhuận cao

+ Tạo công việc cho nhiều người

+ Phát triển kinh tế địa phương.

Bên cạnh những điểm mạnh, kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ khách sạn cũng chỉ ra một số vấn đề khi kinh doanh như sau: 

+ Cần số vốn lớn

+ Đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

+ Cần thuê nhiều nhân công

+ Cạnh tranh.

Kinh doanh khách sạn có lãi không, kinh nghiệm kinh doanh khách sạn mini

Kinh doanh khách sạn có lãi không? Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn nhỏ, khách sạn biển,...

Tương tự như kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, kinh doanh nhà trọ cũng là một ý tưởng tưởng khởi nghiệp kinh doanh ít vốn, lợi nhuận cao mà bạn có thể tham khảo. Đọc, tìm hiểu những kinh nghiệm kinh doanh phòng trọ cho thuê ở bài viết này, bạn sẽ tìm được những mẹo cơ bản để bắt đầu kế hoạch đầu tư sinh lời của mình.

II. Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn nhà nghỉ hiệu quả nhất

1. Xác định mô hình khách sạn, nhà nghỉ muốn kinh doanh

Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn thành công chỉ ra rằng, để bắt đầu kinh doanh khách sạn bạn cần có một khái niệm rõ ràng và nhất quán về mô hình, trang trí, quy trình dịch vụ tiêu chuẩn. Sự chú ý tới chi tiết đóng góp quan trọng vào triển vọng kinh doanh trong ngành dịch vụ.

Để xác định chính xác những gì bạn muốn và có thể cung cấp, hãy phân tích dựa trên nhu cầu thực sự của khác hàng. Bạn cũng có thể xem xét qua trải nghiệm của chính bản thân và những người xung quanh: nơi lưu trú nào làm bạn hài lòng, và nơi nào khiến bạn thất vọng? Vì sao bạn lại cảm thấy như vậy?

Trên thực tế, internet cung cấp một loạt các nguồn tài nguyên để tìm hiểu tâm lý của khách hàng tiềm năng. Bạn có thể thử qua các trang web đánh giá khách sạn, nhà nghỉ, diễn đàn trực tuyến. Những gì bạn phải cân nhắc bao gồm:

+ Thị trường kinh doanh, tập khách hàng mục tiêu (Bạn có thể tìm hiểu thêm khái niệm, cách xác định thị trường mục tiêu trên Wikipedia)

+ Vị trí khách sạn, nhà nghỉ

+ Thiết kế ý tưởng và kiến trúc

+ Xác định nhu cầu quản lý và vận hành.

Kinh nghiem kinh doanh khach san nho

Xác định mô hình kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ khách sạn lợi nhuận cao

2. Nghĩ về những điểm nổi bật, khác biệt mà khách sạn, nhà nghỉ của bạn cung cấp

Bản chất của khách sạn, nhà nghỉ là cung cấp một nơi lưu trú thoải mái nhất cho khách. Đây cũng là kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn hàng đầu mà bạn cần quan tâm khi bắt đầu tham gia vào thị trường này. Tuy nhiên, để cạnh tranh, cơ sở của bạn phải có những điểm nổi bật, khác biệt để thu hút khách. Hãy nghiên cứu thị trường để xác định cơ hội kinh doanh.

+ Chọn nhóm khách mục tiêu

+ Chọn thị trường thích hợp: nhà nghỉ sang trọng, khách sạn theo chuyên đề,...

+ Bao gồm bữa ăn sáng miễn phí hay không?

+ Đảm bảo sự riêng tư

+ Xây dựng một khu vực sinh hoạt chung cho khách hàng: cắm trại, tự nấu ăn, trò chuyện, v.v.

3. Chi phí kinh doanh khách sạn?

Phân tích chi phí là một trong những phần quan trọng nhất khi bắt đầu kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, cho dù bạn tự làm chủ hay hợp tác đầu tư với người khác.

3.1. Chi phí điển hình

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng

+ Thiết kế không gian và kiến trúc

+ Trang trí

+ Nội thất: giường, tủ quần áo, khăn tắm, ga trải giường, tủ sách, TV, bộ dụng cụ sơ cứu, bình chữa cháy, v.v.

+ Giấy phép kinh doanh 

+ Bảo hiểm: có thể bao gồm bảo hiểm trách nhiệm công cộng, bảo hiểm bồi thường chuyên nghiệp và bảo hiểm trách nhiệm của chủ lao động.

kinh doanh khach san can bao nhieu von, kinh nghiem kinh doanh khach san bien

Kinh doanh khách sạn cần bao nhiêu vốn, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh khách sạn thành công

3.2. Nguồn doanh thu

Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ khách sạn từ các chuyên gia chỉ ra rằng, nguồn doanh thu kinh doanh nhà hàng, khách sạn chủ yếu đến từ:

+ Phí lưu trú (tính theo thời gian lưu trú)

+ Nhà hàng và quán bar

+ Dịch vụ bổ sung: spa, phòng tập thể dục, v.v.

+ Cho thuê xe đạp, xe máy

+ Kinh doanh dịch vụ giặt là

+ Kết hợp bán tour du lịch (nếu có thể).

4. Tham gia các diễn đàn, hội nhóm khách sạn / cơ sở lưu trú

Danh tiếng và uy tín đóng góp rất nhiều vào sự thành công trong kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay, nhà nghỉ, khách sạn,... Có một cách để phát triển và duy trì danh tiếng tích cực là tham gia các mạng kết nối với các nhà quản lý khách sạn, nhà nghỉ khác.

Thông qua đó, bạn sẽ học hỏi được nhiều hơn, cũng như khẳng định với khách hàng rằng bạn cam kết thực hiện các tiêu chuẩn nhất định trong cung cấp dịch vụ.

Bên cạnh đó, bạn có thể tập trung nhiều hơn vào những trang review dịch vụ trên mạng, chia sẻ những bình luận tích cực và phản hồi lịch sự với các khách hàng có trải nghiệm chưa hài lòng.

kinh nghiem kinh doanh nha nghi

Tham gia các diễn đàn, hội, nhóm về du lịch, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ khách sạn thành công

5. Nâng cao trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời cho khách hàng

Thành công trong kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ phụ thuộc nhiều vào vị trí, chất lượng cơ sở hạ tầng và đặc biệt là chất lượng dịch vụ. Để đảm bảo không ngừng phát triển, nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho khách, bạn cần xây dựng quy trình phục vụ khách hoàn hảo, từ nhận booking đến dọn phòng, cung cấp đồ ăn và các dịch vụ bổ sung,...

Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ lưu trú, để mang đến trải nghiệm dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng, bạn có thể lưu tâm đến việc mở quán cafe, cửa hàng đồ uống, cung cấp đồ ăn nhẹ cho khách hàng bên cạnh hoặc ngay trong bên trong tổ hợp khách sạn. Với chi phí đầu tư không quá lớn, đây cũng là cách tuyệt vời để bạn tìm kiếm lợi nhuận, mở rộng quy mô đầu tư cho mình. Bấm tìm hiểu thêm nhiều ý tưởng kinh doanh quán cafe tại đây.

6. Đầu tư vào đào tạo nhân viên chuyên nghiệp

Đào tạo nhân viên làm việc tại khách sạn, nhà nghỉ là việc vô cùng cần thiết, do yếu tố con người quyết định trực tiếp tới chất lượng dịch vụ. Bạn có thể tự đào tạo nếu bản thân là người có kinh nghiệm và trình độ chuyên nghiệp, hoặc thuê quản lý, nhân sự cấp cao và bàn giao trách nhiệm đào tạo nhân viên cho họ.

kinh nghiem kinh doanh nha nghi khach san

Đào tạo dịch vụ cho nhân viên, kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ khách sạn cho lợi nhuận cao

Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phản hồi khách hàng

Hệ Thống Phòng Khám Đa Khoa Dr Cần

Top CEO Với nền tảng moma giúp các doanh nghiệp tự động seo và bán hàng đa kênh dễ dàng, xây dựng kênh tự động chăm sóc khách hàng

CEO NTC - NGUYỄN SỸ NHẬT -TỔNG GIÁM ĐỐC ĐÃ ĐƯỢC MOMA GIÚP CÓ NHIỀU LAO ĐỘNG ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG HƠN

Trường công nghệ: Hệ Thống MOMA MARKETING giúp doanh nghiệp chuyển đổi kênh bán hàng online nhanh nhất có thể

Tập đoàn VMG là hệ thông kết hợp cùng moma marketing xây dựng giải pháp chăm sóc zalo, sms cho khách hàng chủ động

Kể từ khi ra đời cho đến nay, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội đã trở thành cầu nối gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tá. Với hơn 3000 hội viên 110.000 lao động

Phạm Thành Long: Tạo dựng website bán hàng giúp học viên kinh doanh đơn giản

BNI - Moma Giúp hơn 20.000 thành viên bni toàn cầu có website nhân hiệu miễn phí, làm bảng gain đơn giản

Tin tức nổi bật

GỌI ĐIỆN