Một người nào đó trong nhóm của bạn sẽ rời đi trong thời gian tới. Đó có thể là một nhân sự tiềm năng, ăn ý và đóng góp tốt. Bạn nên phản ứng sao với sự hẫng hụt này?
Có thể ai đó trong nhóm không hài lòng với các quyết định của bạn. Có thể họ không có vấn đề gì với bạn nhưng nhận được một lời mời làm việc hấp dẫn. Hoặc đơn giản là họ cần nghỉ việc vì lý do cá nhân.
Không cần biến ngày nhận đơn nghỉ thành khởi đầu của một mối ghét bỏ
Rõ ràng một quyết định nghỉ việc đột ngột sẽ gây ra sự xáo trộn cho các dự án đang triển khai hoặc các tiến độ công việc hàng ngày nói chung. Bạn có thể hết sức bực mình khi phải phân bổ lại đầu việc khi chưa kịp có người mới, hoặc thất vọng vì một nhân sự lõi không còn muốn sát cánh. Nhưng sau đây là những việc bạn nên làm để những nhân sự còn lại nhìn vào và hiểu cách phản ứng của bạn.
Đơn giản là hãy cho bản thân một vài phút để đón nhận tin này. Bạn có thể tỏ ra ngạc nhiên hoặc nói “Anh/chị hơi bất ngờ đấy”. Phản ứng một cách bốc đồng và nói điều gì đó mang tính sát thương có thể sẽ để lại ấn tượng tiêu cực cho cá nhân bạn và công ty trong mắt cấp dưới.
Trong lúc thất vọng này, hãy hít thở và nhìn nhận cảm giác của bạn. Sự nhìn nhận này nếu xuất hiện trước cả những cảm giác và suy diễn đến từ tin tức, thì bạn có thể kiểm soát chúng dễ dàng hơn. Phương pháp dán nhãn cảm xúc này càng cụ thể càng tốt: thất vọng, chán nản, tổn thương, cảm thấy bị phản bội, tức giận… Điều đó giúp bạn nhận thức về bản thân ngay tại thời điểm đó và điều hướng sang phản ứng mang tính xây dựng hơn.
Còn khi không nhận thức được những cảm xúc tiêu cực này, chúng có thể nổi lên như sóng ngầm và khiến ta khó kiểm soát. Ví dụ: một cơn tức giận bột phát khiến bạn la mắng, xúc xiểm hoặc đập bàn, đuổi thẳng người xin nghỉ việc ra khỏi phòng. Những hành vi phản cảm này sớm muộn sẽ khiến bạn hối tiếc.
Mặt khác, không nên nói thẳng ra cảm xúc bạn gặp phải khi đó với người xin nghỉ việc. Hãy nói đơn giản: “Tôi rất tiếc khi bạn rời đi, nhưng đó có vẻ như là một cơ hội tuyệt vời cho bạn nên tôi sẽ ủng hộ".
Chúng ta thất vọng, cảm thấy tổn thương hoặc bị phản bội là bởi chúng ta có kỳ vọng rằng họ sẽ tiếp tục đồng hành với chúng ta trong tương lai. Hãy tránh những đánh giá mang tính cá nhân (“Hay là mình quản lý chưa tốt? Họ có gì không tâm phục khẩu phục với mình chăng?”). Tốt nhất là hãy đặt cái tôi của bạn sang một bên và đặt mình vào vị trí của nhân viên.
Họ có thể ra đi để có cơ hội tốt hơn, lương thưởng tốt hơn, vì lý do cá nhân hoặc tất cả những điều trên. Họ cảm thấy con đường phát triển sự nghiệp tốt nhất là rời khỏi tổ chức và học hỏi thêm kinh nghiệm ở nơi khác. Đó là sự nghiệp của họ, vì vậy hãy tôn trọng việc họ lựa chọn điều tốt nhất cho bản thân, sự nghiệp và gia đình, điều mà bất kỳ ai cũng mong đợi. Đó là quyền của mỗi người như họ, như chính bạn.
Nhân viên cũ có thể nắm giữ những bí mật giúp bạn cải thiện tổ chức
Bạn có thể thể hiện sự quan tâm và tò mò thực sự để tìm hiểu lý do họ rời đi và họ sẽ làm gì tiếp theo. Hãy hỏi xem họ có đóng góp ý kiến gì để bạn và tập thể có thể trở nên tốt hơn. Một cách hỏi khác là: "Công ty nên thay đổi điều gì nếu muốn bạn ở lại?". Có thể bạn sẽ bất ngờ về những gì mà những người ‘sắp cũ’ này nhận định.
Câu hỏi “Điều gì khiến bạn vui nhất khi làm việc tại đây?” cũng có thể mang đến các điểm sáng để bạn và công ty tiếp tục phát huy trong tương lai. Những phản hồi hữu ích này có thể gia tăng quyền lợi cho những nhân viên còn lại cũng như là cơ sở để hấp dẫn các ứng viên tương lai.
Kể cả bạn không mong đợi sẽ không gặp lại những nhân viên này trong tương lai, hãy thể hiện sự ủng hộ của bạn đối với quyết định của họ và để lại ấn tượng cuối tích cực.
Bạn không thể biết, một ngày nào đó nhân viên cũ của bạn có thể là khách hàng tương lai, khách hàng hoặc giới thiệu bạn cho đối tác và các ứng viên khác. Vì thế, hãy chân thành chúc họ thành công.
Nhân viên đó chắc chắn sẽ muốn nghỉ càng sớm càng tốt để có thời gian xả hơi trước khi bắt tay vào công việc mới. Hãy nói rõ những điều bạn cần họ hoàn thiện trước khi đi, để đảm bảo quá trình vận hành công việc không đứt gãy. Đó có thể là việc bàn giao danh sách liên hệ, đào tạo và chỉ dẫn các tiến độ đầu việc dang dở hoặc các nhiệm vụ cần thực hiện đúng hạn cho người mới.
Sự ra đi của một người không nhất thiết phải là sự kết thúc của một mối quan hệ đồng nghiệp. Và việc bạn cư xử một cách chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tiếp tục có căn cứ xây dựng các điều tích cực có sẵn, khắc phục những điều chưa hoàn hảo trong môi trường làm việc, hoặc đơn giản là tiếp tục xây dựng những mối quan hệ rộng lớn hơn trong tương lai.
Hỗ trợ Trực Tiếp online 24/24 Đăng ký ngay tại đây http://tiva.vn/apptiva
---------------------------
Hỏi đáp về nhân sự, marketing, tuyển dụng miễn phí. Công lương, nghề nhân sự đối tác
https://m.me/hotrotiva
https://www.tiktok.com/@ketcongnghe?is_from_webapp=1&sender_device=pc
Link zoom:
https://zoom.us/j/2012105105?pwd=czMwdjZRNEhZdjZYVzU5S1U2R2ErQT09
Meeting ID: 201 210 5105 Passcode: 6868
https://tiva.vn/cong-dong-tiva
Video Hướng Dẫn: https://www.youtube.com/channel/UCHRyZ_2BVR24SQ5kwy5j6hg?sub_confirmation=1
Tạo website tuyển dụng miễn phí: https://moma.vn/trang-new/thiet-ke-website-mien-phi
Moma.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh
Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phíBình luận