10 chiến lược kinh doanh nhà thuốc giúp bạn tăng trưởng doanh số
Kinh doanh nhà thuốc đang là xu hướng hiện nay và được rất nhiều người lựa chọn bởi nhu cầu với sức khỏe ngày một tăng lên và không thể thiếu trong cuộc sống đối với bất cứ ai trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên không phải cứ mở nhà thuốc là bạn có thể bán được nhiều hàng và thấy được lợi nhuận ngay. Một chiến lược kinh doanh nhà thuốc đầy đủ, chi tiết phù hợp với tình hình thị trường sẽ là tiền đề để bạn có một kết quả kinh doanh tốt.
Theo lẽ đương nhiên, khi bắt đầu kinh doanh bất cứ một hoạt động nào thì một kế hoạch kinh doanh với những chỉ số lợi nhuận, độ hài lòng của Khách hàng, chỉ số tín nhiệm của nhân viên… là những thứ không thể thiếu. Tuy nhiên, đối với những mục tiêu đầy con số như vậy, một chủ cửa hàng nhà thuốc nên làm gì để hiện thực hoá được bản kế hoạch kinh doanh của mình? Bài viết dưới đây tổng hợp các chiến lược kinh doanh nhà thuốc một cách đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất giúp bạn và nhà thuốc của mình có thể đạt được các mục tiêu trong quá trình vận hành một nhà thuốc.
Nội dung bài viết
1. Xác định mục tiêu kinh doanh
2. Nắm rõ điều kiện, thủ tục pháp lý kinh doanh nhà thuốc
3. Phân tích thị trường nhà thuốc
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của nhà thuốc mình
4. Lựa chọn vị trí mặt bằng mở nhà thuốc
5. Thiết kế sơ đồ mặt bằng nhà thuốc
6. Xây dựng kế hoạch chiến lược, chính sách, quy trình
7. Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị đạt chuẩn GPP cho nhà thuốc
8. Tìm kiếm nguồn hàng uy tín khi mở nhà thuốc
9. Vận hành và quản lý nhà thuốc
10. Xây dựng lòng tin với khách hàng
1/ Cá nhân hoá chế độ chăm sóc Khách hàng
2/ Giữ gìn chất lượng sản phẩm thuốc
3/ Nâng cao trình độ và đào tạo nhân viên
4/ Dịch chuyển trọng tâm bán hàng
5/ Livestream buổi trò chuyện trực tuyến cùng chuyên gia
10 công thức thành công khi kinh doanh mở nhà thuốc
Lời kết
Bất kỳ ngành nghề nào cũng cần phải xác định được mục tiêu, sứ mệnh khi lên kế hoạch kinh doanh. Để xác định được mục tiêu bạn cần trả lời được những câu hỏi:
Khi đã xác định được mục tiêu thì bạn sẽ có thể lên chiến lược kinh doanh nhà thuốc chi tiết, đầy đủ, phù hợp với mục tiêu ban đầu.
Yếu tố cung ứng thuốc đầy đủ với giá cả hợp lý nhất cần được đảm bảo. Cùng với đó, quá trình tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người tiêu dùng cũng phải thật đúng đắn, có chuyên môn và chi tiết. Một số mục tiêu kinh doanh khác có thể kể đến như: yếu tố lợi nhuận, sự lớn mạnh và uy tín của nhà thuốc trên thị trường.
Nắm rõ các thủ tục, cũng như điều kiện pháp lý khi kinh doanh nhà thuốc sẽ giúp nhà thuốc hoạt động trơn tru, tránh khỏi sự quan tâm đặc biệt của thanh tra y tế.
Để mở hiệu thuốc, bạn cần có những giấy tờ sau thì mới được phép kinh doanh:
Ngoài ra để mở hiệu thuốc bạn cần phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
Hãy tìm hiểu thủ tục pháp lý thật kỹ và tham khảo thêm những người đã có kinh nghiệm đi trước và làm thật chuẩn phần giấy tờ này tránh trường hợp sau khi bạn vận hành nhà thuốc lại bị thanh tra y tế kiểm tra và xử phạt những lỗi chúng ta không mong muốn.
Trong kinh doanh, những khó khăn và thách thức của thị trường là không thể tránh khỏi. Nhưng đôi khi, nó cũng chính là cơ hội của nhà thuốc. Hiện nay, thị trường dược phẩm đang phát triển mạnh mẽ và nhận thức về vấn đề chăm sóc sức khỏe ngày một tăng cao. Không chỉ có sự cạnh tranh về nhà thuốc mà các bệnh viện, phòng khám, trạm y tế, cơ sở y học cổ truyền… cũng đang phải cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
Mỗi mặt hàng thường có nhiều nhà cung cấp và mỗi nhà thuốc cũng có những mặt hàng khác nhau, giá cả, chất lượng không giống nhau. Trước tình hình đó, nhà thuốc cần tạo được sức mạnh, ưu tiên chọn những mặt hàng dễ bán, đem lại nhiều lợi ích, phải hiểu được tâm lý khách hàng để gia tăng cơ hội bán hàng và mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng. Nhà thuốc lưu ý, không kinh doanh những sản phẩm quá hạn, không có số đăng ký và quy trình sản xuất không đảm bảo để tránh ảnh hưởng đến uy tín của nhà thuốc.
Việc sử dụng tối ưu những nguồn lực và mối quan hệ sẵn có rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh nhà thuốc bao gồm:
Nhà thuốc là một trong những sản phẩm/ dịch vụ kinh doanh chủ yếu dựa trên điểm bán, vì thế địa điểm kinh doanh là yếu tố bạn cần cân nhắc đầu tiên khi lên kế hoạch kinh doanh nhà thuốc. Một số địa điểm dễ dàng cho dự án mở nhà thuốc gồm:
Tuy nhiên, bạn cũng cần quan tâm đến chi phí khi tìm kiếm mặt bằng. Bạn nên thuê những mặt bằng chiếm khoảng 40% lợi nhuận dự tính của bạn. Ngoài ra, nhà thuốc của bạn cũng nên nằm ở khu vực càng ít cạnh tranh càng tốt. Hãy chọn địa điểm trong khoảng bán kính 500m đổ lại với thành thị và 1000m đối với nông thôn có không quá 4 – 5 nhà thuốc cùng tồn tại.
Nghe qua thì có thể yếu tố này không liên quan gì lắm tới việc thúc đầy doanh số, tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu về tâm lý của Khách hàng ở lĩnh vực bán lẻ dược phẩm đã cho thấy, nhà thuốc của bạn càng tạo được cảm giác ấm cúng và thiện cảm bao nhiêu thì khả năng Khách hàng quay lại mua sản phẩm sẽ lại tăng cao.
Rất nhiều câu hỏi đặt ra cho vấn đề bài trí cửa hàng.
Ngoài ra, nếu tận dụng khéo léo mặt bằng nhà thuốc thì bạn có thể có cơ hội gia tăng doanh số cho nhà thuốc nữa. Ví dụ, một vài nơi ở cửa hàng sẽ có lưu lượng Khách hàng ra vào đông hơn các nơi khác, ví dụ như cửa ra vào, quầy ngồi chờ, quầy thanh toán… Với những nơi như vậy, bạn có thể bố trí những thông tin hữu ích về lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng tới khách hàng, và lồng trong đó là các quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ.
Bạn có thể đặt các sản phẩm mới được tung ra thị trường ở những địa điểm “nóng” như vậy nhằm thu hút sự chú ý của Khách hàng khi đi ra/vào. Hay thay đổi vị trí của đồ nội thất trong cửa hàng theo chu kỳ cũng là một ý tưởng mới giúp giữ cho cửa hàng luôn thú vị đối với Khách hàng.
Đây là một việc làm thực sự cần thiết, nếu bạn làm tất các các công việc khác mà không xây dựng cho mình một kế hoạch chiến lược, công việc cần phải làm thì chắc chắn việc mở nhà thuốc sẽ thất bại. Thông thường, công việc sẽ bao gồm:
Tất cả đảm bảo những yếu tố sau:
Để được công nhận là nhà thuốc đạt chuẩn GPP thì trong khi thiết kế nhà thuốc bạn cần đảm bảo những tiêu chuẩn sau:
Màu sắc: Không có quy định cụ thể tuy nhiên màu sắc cơ bản của nhà thuốc đạt chuẩn GPP thường là màu trắng sứ.
Diện tích: Phải phù hợp với quy mô kinh doanh, có đủ không gian để trưng bày, bảo quản, ra lẻ thuốc, trao đổi thông tin giữa người mua và người bán,… Diện tích tối thiểu cho phép là >= 10m2.
Sắp xếp quầy tủ: Tủ thuốc là thành phần vô cùng quan trọng trong thiết kế nhà thuốc bởi luôn đối diện với khách hàng. Bạn cần thiết kế, sắp xếp tủ thuốc sao cho đẹp mắt, hài hòa với không gian, tối ưu hóa diện tích, thuận tiện cho nhân viên lấy thuốc và khách hàng dễ quan sát.
Trang thiết bị:
Hai yếu tố để thu hút khách hàng và nâng cao uy tín của một nhà thuốc đó là:
Nếu mình bán thuốc với liều dùng chất lượng, tác dụng nhanh nhưng giá cả phải chăng thì đương nhiên khách hàng sẽ tìm đến mình nhiều hơn. Chẳng ai muốn tiền mất lại không thuyên giảm bệnh. Thử một lần, hai lần mà thấy không tác dụng thì khách hàng sẽ tìm đến nhà thuốc khác.
Bạn có thể tìm nguồn hàng qua các trình dược viên trên các hội nhóm từ đó dần dần có những mối quen giá tốt. Bạn cũng nên tạo mối quan hệ với những chỗ bán sỉ thuốc để có thể tự nhập hàng về, luôn đảm bảo nguồn hàng mình nhập từ nhiều nơi chứ không bị động ở một chỗ tránh đứng hãy nguồn hàng.
Hiện tại có rất nhiều chỗ nhập hàng, nhưng nếu bạn không cẩn thận rất dễ mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Dưới đây là một số nhà phân phối thuốc lớn và chất lượng hiện nay bạn có thể tham khảo như
Các nhà phân phối lớn luôn có những chương trình khuyến mại và chính sách hỗ trợ tốt nhất cho các nhà thuốc vì vậy bạn hãy liên lạc các nhà phân phối để biết thêm chính sách gọi hàng từ họ.
Vận hành và quản lý nhà thuốc cũng là một khâu cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại của một nhà thuốc. Dưới đây là quy trình vận hành nhà thuốc và những khó khăn của một người bạn thân của mình tạm gọi là bạn An.
Tương tự như các nhà thuốc khác, nhà thuốc của bạn An cũng được vận hành để hạn chế tối đa sai sót và quản lý hiệu quả:
Chuẩn bị và kiểm soát rất chặt chẽ nhưng quản lý tổng quát vẫn luôn là vấn đề vô cùng đau đầu. Không có quá nhiều vấn đề phát sinh nhưng những công việc lặp đi lặp lại như: Làm việc với Trình dược viên -> Nhập hàng, bán hàng -> Điều chỉnh giá -> Quản lý thuốc, hạn dùng -> Nâng cao chất lượng dịch vụ,…vẫn khiến An rất mệt mỏi để đảm bảo không xảy ra sai sót.
Quản lý nhân viên cũng là vấn đề khá khó khăn, không chỉ là chất lượng, nâng cao kiến thức cho nhân viên mà còn là vấn đề phát sinh khi nhân viên nghỉ việc. Mỗi nhân viên nghỉ đều làm nhà thuốc bị xáo trộn ít nhiều, An lại phải tìm kiếm người thay thế và đào tạo để nhân viên có thể bắt nhịp với công việc, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ và tài chính của nhà thuốc.
Đó là lý do mà sau này, khi cửa hàng đã ổn định hơn, điều khiến An thấy khá tiếc vì không làm sớm hơn là việc ứng dụng công nghệ như phần mềm trong quản lý.
Bởi không chỉ là đẩy nhanh quá trình bán hàng, quản lý thuốc chính xác, kiểm kê tồn nhanh chóng và giảm sai sót ngay cả khi nhân viên mới không nhớ giá mà phần mềm còn giúp đảm bảo khả năng thống kê tồn kho, doanh thu hay chi phí từng ngày, từng thời điểm chị muốn,…tiết kiệm thời gian, công sức cho nhân viên của chị chuyên tâm tư vấn và làm việc với khách hàng.
Xây dựng lòng tin và có thiện cảm với khách hàng là những bước cực kỳ quan trọng giúp bạn xây dựng được cho mình một tệp khách hàng trung thành và có tỷ lệ mua lại hàng cho bạn rất cao. Dưới đây là 5 cách giúp bạn xây dựng lòng tin với khách hàng:
Trong thời đại hiện nay, trong một ngày con người phải tiếp cận rất nhiều luồng thông tin khác nhau, hậu quả dẫn tới việc bị quá tải trong nhiều trường hợp. Khách hàng của bạn cũng vậy. Vậy nên, thay vì khiến mọi người bị tràn ngập trong những quảng cáo không liên quan và duy trì tương tác ở mức trung bình, một lời khuyên tốt hơn cho bạn là hãy điều chỉnh chiến lược bán lẻ của mình, giúp mình nổi bật hơn trước đám đông.
Và trong trường hợp này, một chiến lược kinh doanh cho nhà thuốc, một cách tiếp cận tốt hơn và rất nên thử đó chính là triển khai kế hoạch cá nhân hoá nhắm tới Khách hàng. Ý tưởng này rất được thịnh hành tại các nhà thuốc lớn như Long Châu nên bạn hãy thử xem sao nhé!
Ví dụ: Tại các nhà thuốc trong hệ thống Long Châu của FPT, khi Khách tới mua hàng sẽ được nhân viên hỏi tận tình rằng có muốn làm thẻ thành viên (member card) để tích điểm được giảm giá không? Thông thường là Khách thường muốn làm vì những ưu đãi mà thẻ thành viên mang lại rất lớn, và nhân viên cũng thuyết phục bằng cách đưa ra những ví dụ như nếu có thẻ thành viên thì trong những lần mua hàng tiếp theo sẽ có giảm giá 5-10% cho toàn bộ mặt hàng, và mua hàng sẽ được tích điểm liên tục để đổi lại thành tiền mặt….
Khách hàng mua thuốc lần đầu tại Long Châu được tích điểm ưu đãi để giảm giá trong lần mua hàng sau.
Khi có được thông tin của Khách hàng như tên, địa chỉ, giới tính, số điện thoại… thì các thông tin mua hàng của Khách hàng sẽ được lưu lại và hàng tháng, các cửa hàng thuốc sẽ gửi các chương trình ưu đãi tới Zalo của khách hàng. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là nội dung của các chương trình ưu đãi cá nhân hoá cho từng Khách hàng sẽ phụ thuộc vào lịch sử mua hàng của Khách hàng đó trong quá khứ.
Ví dụ, bạn A mua thuốc giảm cân tại nhà thuốc thì sau đó 1 tháng sẽ có hướng dẫn ưu đãi về các loại trà xanh giảm cân, thực phẩm chức năng giảm cân, các thông tin cần biết về giảm cân gửi tới từ nhà thuốc tới bạn A. Đặc biệt, tên người nhận của tờ hướng dẫn cũng ghi luôn họ và tên của bạn A, chứ không phải là mục tên bị để trống vì gửi đại trà cho tất cả mọi người. Đây chính là một cách cá nhân hoá mà bạn có thể áp dụng cho nhà thuốc của mình.
Chất lượng thuốc có liên quan mật thiết tới sức khoẻ của bệnh nhân và uy tín của nhà thuốc. Hiện nay, với tầm quan trọng của ngành dược tới xã hội nên rất nhiều cá nhân, tổ chức bỏ qua những giá trị đạo đức để chế tạo thuốc giá với số lượng lớn và bán ra với giá rất rẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chuỗi cung ứng thuốc toàn cầu đang trở nên rất phức tạp, 1/10 loại thuốc ở các nước thu nhập thấp và trung bình là không đạt tiêu chuẩn hoặc đang bị làm giả. Hơn nữa, các loại thuốc giả đã được báo cáo tìm thấy ở hơn 110 quốc gia.
Với tư cách là chủ một nhà thuốc, đâu là điều quan trọng đối với bạn? Lợi nhuận hay lòng tin của Khách hàng? Khi bạn đang phân vân giữa hai yếu tố này thì hãy nhớ, lợi nhuận nên được tạo ra từ lòng tin của Khách hàng.
Hãy cùng tham gia vào cuộc đua loại bỏ thuốc giả và thuốc kém chất lượng bằng cách đảm bảo rõ ràng về nguồn nhập, áp dụng quy trình đăng ký sản phẩm, sát sao với việc quản lý hạn sử dụng, luôn để mắt tới nơi bảo quản thuốc… Đây có thể là một quá trình dài và liên tục nhưng một khi tất cả mọi thứ đều được minh bạch và rõ ràng thì nhà thuốc của bạn sẽ được biết tới là nơi phân phối các sản phẩm có chất lượng cao nhất, giúp củng cố lòng tin giữa nhà thuốc của bạn và Khách hàng (bệnh nhân).
Chiến lược kinh doanh nhà thuốc: Nhà thuốc là một trong những địa điểm quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống đối với bất cứ một ai trong xã hội hiện nay. Đối với các bệnh triệu chứng nhẹ, thay vì mất thời gian và công sức tới những bệnh viện lớn, ngồi chờ lấy số khám thì chỉ cần ghé thăm một nhà thuốc địa phương là Khách hàng (bệnh nhân) đã có thể nhận được rất nhiều tư vấn tận tình cũng như những chỉ dẫn sử dụng thuốc an toàn từ những dược sĩ có trình độ. Với tầm quan trọng như vậy, nếu có thể hoàn thành được nghĩa vụ của mình, giúp cho bệnh nhân hiểu được tình trạng sức khoẻ của mình, cải thiện được bệnh tật, giúp họ có một lối sống lành mạnh thì nhà thuốc sẽ có thế duy trì được sự uy tín, tạo được niềm tin cũng như giữ vững được lợi nhuận của mình.
Theo lẽ đương nhiên, khi bắt đầu kinh doanh bất cứ một hoạt động nào thì một kế hoạch kinh doanh với những chỉ số lợi nhuận, độ hài lòng của Khách hàng, chỉ số tín nhiệm của nhân viên… là những thứ không thể thiếu. Tuy nhiên, đối với những mục tiêu đầy con số như vậy, một chủ cửa hàng nhà thuốc nên làm gì để hiện thực hoá được bản kế hoạch kinh doanh của mình? Bài viết dưới đây tổng hợp các chiến lược kinh doanh nhà thuốc một cách đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất giúp bạn và nhà thuốc của mình có thể đạt được các mục tiêu trong quá trình vận hành một nhà thuốc.
Trình độ chuyên môn của dược sỹ bán hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin với Khách hàng, đặc biệt trong ngành chăm sóc sức khoẻ như nhà thuốc. Vậy nên, hãy đảm bảo nhân viên bán hàng của bạn được đào tạo bài bản về chuyên môn cũng như quy trình bán hàng, cách xử lý cơ bản nhất với các trường hợp khẩn cấp.
Ngoài ra, việc thể hiện tài năng và trình độ chuyên môn cũng giúp gia tăng được lòng tin của Khách hàng. Ví dụ, ngoài việc cung cấp các thông tin mà Khách hàng yêu cầu, bạn và nhân viên của bạn có thể cung cấp thêm các thông tin liên quan, gửi thư hoặc email trình bày các xu hướng chăm sóc sức khoẻ, phát quảng cáo về một loại bệnh cụ thể khi bệnh nhân tới lấy thuốc. Bằng cách cung cấp cho Khách hàng (bệnh nhân) các tài liệu và tài nguyên bổ sung, bạn và nhân viên đang cho thấy rằng nhà thuốc của bạn có kiến thức tiên tiến về ngành, là địa chỉ có thể tin cậy lâu dài.
Nâng cao trình độ và đào tạo nhân viên về các sản phẩm thuốc tại nhà thuốc
Hơn nữa, việc thiết lập các cuộc họp nhóm nhỏ vào mỗi buổi sáng, hay hàng tuần cũng là một các để hướng dẫn cho nhân viên của bạn về một sản phẩm, một loại bệnh, một xu hướng nhất định có liên quan tới nhu cầu sức khoẻ. Và bạn cũng có thể đề ra những mục tiêu ví dụ như số lượng Khách hàng được giáo dục về một số vấn đề sức khoẻ nhất định bằng nhóm nhân viên của nhà thuốc. Việc liên tục có những mục tiêu và được đào tạo kiến thức bài bản giúp nhân viên của bạn cung cấp dịch vụ tốt hơn tới Khách hàng.
Đào tạo cách bán hàng upsell và cross sell
Upsell và Cross-sell, nghe có vẻ không liên quan gì lắm tới chiến lược kinh doanh nhà thuốc tuy nhiên, đây thực sự là một chiến lược bán hàng hiệu quả, giúp tăng doanh số bán hàng nhưng vẫn tạo được thiện cảm với Khách hàng. Điều quan trọng trong nghệ thuật bán hàng upsell và cross -sell là tương quan win-win, đôi bên cùng có lợi.
Upsell hay bán hàng gia tăng, là kỹ thuật nhằm bán được sản phẩm cao cấp hơn và mắc tiền hơn sản phẩm mà khách hàng đã có hoặc đang muốn mua. Ngược lại, cross-sell hay kỹ thuật bán chéo là kỹ thuật bán hàng hoặc dịch vụ gia tăng khác có liên quan tới sản phẩm hoặc mà khách hàng muốn mua.
Ví dụ: Khách vào cửa hàng bạn và muốn mua một loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể sau một ngày làm việc hiệu quả. Việc của bạn và nhân viên cửa hàng là ngoài việc tư vấn đúng loại thực phẩm chức năng cho Khách hàng, bạn có thể giới thiệu thêm các thực phẩm bổ sung khác mà bạn biết Khách hàng (bệnh nhân) của bạn sẽ cần, và thực sự là có tác dụng với sức khỏe. Bạn có thể giới thiệu để Khách hàng mua thêm, hoặc mua một sản phẩm khác, có mức giá trên mức giá đầu tiên mà Khách hàng đưa ra.
Điểm nghệ thuật trong bán hàng upsell và cross-sell là cố gắng đừng để Khách hàng cảm thấy mình bị ép mua, hoặc đang nghĩ bạn đang tạo lợi nhuận trên sức khỏe của họ. Điều này sẽ làm phản ngược lại với những mục tiêu và tầm nhìn của nhà thuốc mà bạn đã đặt ra!
Như tiêu đề của phần này, hãy luôn nhớ, sứ mệnh của nhà thuốc là cung cấp giải pháp, chứ không phải bán sản phẩm. Lợi ích chính của nhà thuốc, lý do để mọi người tìm tới nhà thuốc của bạn không phải là vì mua thuốc đơn thuần, mà là những giải pháp cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người. Đừng tập trung vào việc gượng ép, bán thêm các sản phẩm mà bạn cho rằng sẽ mang lại nhiều doanh thu nhất cho nhà thuốc, mà thay vào đó là tìm các sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu tức thì của Khách hàng. Bạn hãy nêu ra quan điểm và tầm nhìn này với nhân viên để mọi người cùng chia sẻ.
Bạn nghĩ nhà thuốc của bạn chỉ có việc duy nhất là bán thuốc và thu tiền của Khách hàng? Nếu chỉ có như vậy thì chắc chắn bạn sẽ dính phải sự kèn cựa rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh, những người có cửa hàng với địa thế đẹp hơn bạn, giá bán rẻ hơn bạn rất nhiều. Vậy nên, để tránh tình trạng xảy ra việc bị dồn vào bước đường cùng, hãy tự tạo cho mình một hướng đi mới trong cuộc chiến này, và mở rộng dịch vụ chăm sóc Khách hàng chính là điều mình muốn đề cập tới.
Ngày nay, với sự cung cấp ồ ạt của Internet, người tiêu dùng có xu hướng cảm thấy sợ và không tin về những thông tin mà mình có được. Người tiêu dùng muốn các thông tin được cập nhật đầy đủ, đặc biệt khi nói tới sức khoẻ của họ. Vậy nên, ngoài việc bán thuốc, bạn và nhà thuốc có thể mở rộng dịch vụ của mình bằng cách giúp người tiêu dùng tiếp cận với các chuyên gia có thể cung cấp thông tin chuyên sâu về tình trạng của Khách hàng.
Ví dụ: Các buổi trò chuyện trực tuyến với chuyên gia về các loại bệnh mà người Việt hay gặp như mỡ máu, tim mạch, rối loạn lượng đường cao, lối sống lành mạnh để chống ung thư… Hãy để Khách hàng đăng ký là thành viên của nhà thuốc, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về lịch sử mua hàng của Khách hàng, từ đó có những cách tiếp cận phù hợp về chủ đề cho các buổi trò chuyện. Hoặc có thể cho Khách hàng gặp trực tiếp các chuyên gia giúp họ có cơ hội được trao đổi các thắc mắc, thông qua cơ hội đó, bạn có thể lồng ghép các tờ quảng cáo, các bài giới thiệu về các thương hiệu và sản phẩm thuốc mà nhà thuốc bạn đang bán.
Việc mở rộng dịch vụ chăm sóc Khách hàng này giúp Khách hàng cảm nhận được sự chăm sóc mà họ cần, và họ không thể tiếp cận được ở bất kỳ một nhà thuốc nào. Đây cũng là cơ hội để bạn kết nối với Khách hàng trong một cộng đồng địa phương.
Muốn kinh doanh nhà thuốc thành công, chủ nhà thuốc cần tuân thủ theo công thức 8 bước sau:
Bài viết trên moma.vn đã cung cấp cho bạn những cách 10 chiến lược kinh doanh nhà thuốc hiệu quả giúp bạn gia tăng doanh thu và có thêm khách hàng. Sau khi đã có nhưng định hình về Khách hàng, mục tiêu lợi nhuận, tầm nhìn, sứ mệnh phục vụ về sức khỏe, vậy bước tiếp theo là phải làm thế nào để hiện thực hóa những kế hoạch đó và bắt đầu bắt tay vào làm. Hy vọng bài viết trên đã giúp các chủ nhà thuốc có những ý tưởng về kinh doanh nhà thuốc giúp việc kinh doanh trở nên thuận lợi và có ý nghĩa hơn.
Nếu có bất kỳ khó khăn nào cần mình tư vấn hãy bình luận phía dưới bài viết này hoặc liên hệ cho mình nhé.
Nhà thuốc là một trong những hình thức kinh doanh được nhiều người lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thành công khi kinh doanh lĩnh vực này. Dưới đây là những chia sẻ của Topcachlam về những kinh nghiệm thành công trong lĩnh vực kinh doanh này.
Kinh doanh nhà Thuốc là mô hình kinh doanh đang rất phát triển tại Việt Nam hiện nay
Những yếu tố quyết định sự thành công của một nhà thuốc
Nhà thuốc không chỉ đơn thuần là nơi bán thuốc mà nó còn là nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Vì vậy, nhà thuốc cần phải có những kiến thức, kỹ năng nhất định để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nhà thuốc hoạt động hiệu quả chính là:
- Nắm vững các quy định của pháp luật
- Hiểu rõ nhu cầu thị trường
- Xây dựng và quản lý một hệ thống phân phối hiệu quả
- Quản lý tốt nhân sự
- Áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng
- Tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có
- Lựa chọn địa điểm phù hợp để kinh doanh
Những kinh nghiệm và mẹo vặt khi kinh doạnh nghiệp
Kinh nghiệm bán thuốc tại nhà
Đối với những người mới bắt đầu kinh doanh, việc tìm được một địa điểm bán thuốc phù hợp là vô cùng khó khăn. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về các địa điểm kinh doanh thuốc, đặc biệt là những địa điểm có đông người qua lại như nhà hàng, bệnh viện, trường học… để có được những thông tin chính xác nhất.
Một số kinh nghiệm có thể bạn chưa biết:
Tìm địa điểm thuận lợi cho việc bán thuốc:
Bạn có thể tìm một vị trí thuận lợi để bán thuốc, ví dụ như trong bệnh viện hoặc trong trường học, trường tiểu học, trung học…
Tìm những nơi có nhiều khách hàng thường xuyên lui tới:
Nếu bạn là người mới kinh doanh thì bạn nên tìm những địa chỉ có nhiều người lui tới để bán. Bạn có thể đến trực tiếp các nhà thuốc để đặt hàng, hoặc bạn có thể đặt qua các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki…
Đặt hàng qua điện thoại:
Để thuận tiện hơn trong việc kinh doanh
Moma.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh
Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phíBình luận