Muốn khởi nghiệp thành công, ngoài những kiến thức chuyên môn, bạn cần nắm chắc kiến thức kinh doanh cơ bản để làm nền tảng vững chắc sau này. Vậy những kiến thức kinh doanh nào bạn cần chú ý tới? Hãy cùng MOMA Academy tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
1. Kiến thức kinh doanh là gì?
Kiến thức kinh doanh là sự hiểu biết về các nguyên tắc, phương pháp, quy trình và các yếu tố liên quan đến hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm một loạt các kiến thức về quản lý, marketing, tài chính, kế toán, chiến lược kinh doanh, quản trị nhân sự, và các khía cạnh khác của doanh nghiệp. Đối với những ai mới bắt đầu khởi nghiệp, việc nắm chắc kiến thức kinh doanh là rất cần thiết. Đây là những kiến thức cần có để khởi nghiệp, giúp tạo nền tảng vững chắc, góp phần phát triển bền vững doanh nghiệp của bạn.
kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
Vậy kinh doanh là gì?
Theo Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, inh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Theo LuatVietNam
2. Tại sao tích lũy kiến thức kinh doanh là kiến thức cần có để khởi nghiệp?
Về kiến thức cần có để khởi nghiệp ban đầu, các bạn trẻ cần có nền tảng kiến thức kinh doanh vững vàng để định hướng và dẫn dắt những ý tưởng của mình đến bến bờ thành công.
Đối với thị trường nội địa hoặc quốc tế, việc nắm vững kiến thức kinh doanh là chìa khóa then chốt để xây dựng chiến lược kinh doanh chi tiết và hoàn hảo cho từng bước đi. Ngoài ra, nắm chắc được kiến thức chuyên môn giúp hạn chế tối đa thất bại, nhìn thấy và đề ra các kế hoạch đề phòng cho các tình huống có thể xảy ra do những ảnh hưởng từ bên ngoài.
Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
Sự am hiểu về lợi nhuận kinh doanh, số liệu thống kê và kế hoạch kinh doanh cụ thể cũng là những yếu tố then chốt để củng cố niềm tin với các nhà đầu tư. Họ cần nhìn thấy tiềm năng và khả năng sinh lời của dự án, đồng thời thấy được sự chuyên nghiệp và sự tự tin của bạn khi trình bày kế hoạch để đưa ra quyết định rót vốn. Trong thời đại marketing online lên ngôi như hiện nay, các công cụ sẽ cho phép bạn đo lường và đánh giá hiệu quả cụ thể của mỗi chiến dịch marketing như Facebook Marketing, TikTok Marketing hay Google Marketing… Điều đó giúp bạn phân tích, nghiên cứu, đo lường, đánh giá và tối ưu hiệu quả chiến lược kinh doanh của mình. Do vậy, tích lũy kiến thức kinh doanh là bước đệm thiết yếu cho hành trình khởi nghiệp suôn sẻ và thành công.
3. Một số kiến thức kinh doanh cơ bản
Dựa vào mục đích và mô hình kinh doanh mà những kiến thức bạn cần tập trung tới sẽ khác nhau. Tuy nhiên dù ở lĩnh vực nào thì cũng cần chuẩn bị những nội dung kiến thức kinh doanh sau:
3.1 Lên ý tưởng khởi nghiệp
Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để có thể cạnh tranh và phát triển về lâu dài, ý tưởng kinh doanh của bạn cần đảm bảo 3 yếu tố sau:
Sự khác biệt: Sản phẩm/dịch vụ của bạn cần có điểm độc đáo nổi bật về chất lượng, tính năng hoặc mẫu mã so với các đối thủ cạnh tranh. Hãy chắc chắn rằng, bạn cần nêu bật những lợi ích mà khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn vì nếu sản phẩm của bạn không có gì khác biệt với những mặt hàng khác thì khách hàng sẽ không bao giờ biết tới! Bên cạnh sự khác biệt về mặt tính năng, bạn cũng có thể tạo nên sự khác biệt bằng cách thức bán hàng hay dịch vụ chăm sóc khác hàng. Đặc biệt trong thời đại mạng xã hội lên ngôi như hiện nay, mọi điểm chạm với khách hàng, nhất là những tương tác trực tiếp đều có thể tạo nên những ấn tượng tốt không chỉ cho sản phẩm/dịch vụ mà còn cho cả thương hiệu về lâu dài.
Sự phù hợp: Sự “khác biệt” không đồng nghĩa với “viển vông” hay “phi thực tế”. Hãy đảm bảo ý tưởng của bạn khả thi và có thể đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Để làm được điều đó, bạn cần thực hiện cẩn thận bước nghiên cứu thị trường, xem xét kỹ tình hình kinh tế hiện tại, nguồn lực của doanh nghiệp và đối tượng khách hàng mục tiêu muốn hướng đến.
Tiềm năng – Triển vọng: Hãy suy nghĩ về tiềm năng phát triển lâu dài của ý tưởng khởi nghiệp. Ý tưởng này có thể tồn tại và phát triển trong bao lâu? Lợi nhuận thu được có đáp ứng kỳ vọng của bạn hay không? Thị trường mục tiêu có tiềm năng phát triển hay không? Lập kế hoạch chi tiết và dự tính những rủi ro tiềm ẩn sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt và chuẩn bị cho tương lai.
Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
3.2 Xác định mô hình kinh doanh
Mỗi ý tưởng kinh doanh độc đáo sẽ đi kèm với mô hình kinh doanh riêng biệt để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Việc xác định mô hình phù hợp đóng vai trò then chốt trong việc hiện thực hóa ý tưởng và gặt hái thành công. Để lựa chọn mô hình kinh doanh hiệu quả, hãy cân nhắc những yếu tố sau:
Khách hàng mục tiêu
Xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn, bao gồm tầng lớp xã hội, độ tuổi và đặc điểm cụ thể như: sở thích, thói quen, hành vi… Đây gọi chung là đặc điểm nhân khẩu học, sẽ rất có ích khi bạn lên kế hoạch chạy quảng cáo Facebook, Google… sau này.
Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và thói quen tiêu dùng của họ để đáp ứng sản phẩm/dịch vụ phù hợp nhất.
Giá trị sản phẩm
Xác định lợi ích thiết thực mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng.
Nêu bật những điểm độc đáo và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh để thu hút khách hàng.
Kênh phân phối
Lựa chọn phương thức đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Có thể cân nhắc các kênh bán hàng trực tiếp, trực tuyến hoặc thông qua đại lý.
Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
Chiến lược chăm sóc khách hàng
Thiết lập quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm và chu đáo.
Đảm bảo giải đáp thắc mắc, hỗ trợ và xử lý khiếu nại một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Mô hình thu lợi
Xác định phương thức tạo doanh thu phù hợp với sản phẩm/dịch vụ và thị trường mục tiêu.
Có thể áp dụng các mô hình như bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, thu phí đăng ký, quảng cáo,…
Hoạt động kinh doanh
Lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động kinh doanh quan trọng như sản xuất, marketing, bán hàng,…
Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động để tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
Kiến thức kinh doanh cho người mới khởi nghiệp
Nhu cầu nhân sự
Xác định số lượng và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ nhân viên vận hành doanh nghiệp.
Tuyển dụng nhân sự phù hợp và xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp để thu hút và giữ chân nhân tài.
Hợp tác chiến lược
Tìm kiếm các đối tác tiềm năng để hợp tác kinh doanh, chia sẻ nguồn lực và mở rộng thị trường.
Hợp tác hiệu quả sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên và thúc đẩy sự phát triển chung.
Vốn đầu tư
Dự trù nguồn vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh, bao gồm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành.
Tìm kiếm nguồn vốn phù hợp như vốn tự có, vay ngân hàng hoặc huy động từ nhà đầu tư.
3.3 Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh
Xác định và phân loại đối thủ cạnh tranh
Muốn xác định chính xác đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần nắm rõ về lĩnh vực hoạt động của mình. Đó có thể bao gồm sản phẩm/ dịch vụ cốt lõi, thị trường mục tiêu mà mình nhắm đến, tệp khách hàng tiềm năng,…
Đối với việc xác định các đối thủ trực tiếp, doanh nghiệp cần tập trung vào các công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự. Các đối thủ cạnh tranh gián tiếp thường là những công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế cho nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những công ty có khả năng tham gia vào thị trường trong tương lai.
Thu thập thông tin
Khi tiến hành phân tích đối thủ, bước thu thâp thông tin luôn là yếu tố quan trọng nhất, là cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo. Khi thu thập thông tin cần tìm hiểu kĩ các yếu tố chính sau: tổng quan về doanh nghiệp đó; sản phẩm/dịch vụ chính; kênh phân phối; mạng lưới truyền thông; đánh giá của khách hàng,…
Kiến thức kinh doanh dành cho người mới khởi nghiệp
Kiến thức kinh doanh dành cho người mới khởi nghiệp
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Dữ liệu được sắp xếp vào bảng phân tích để hiển thị một cách khoa học, thuận tiện cho việc chia sẻ và cập nhật. Bảng có thể được phân nhóm theo các tiêu chí khác nhau mà doanh nghiệp quan tâm, như:
Danh mục chiến lược giá.
Nội dung truyền thông.
Phân tích thị phần theo các tiêu chí nhất định.
Đánh giá chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Phân tích chiến lược marketing
Điểm mạnh và điểm yếu
Cơ hội và thách thức
Ứng dụng mô hình phân tích đối thủ
Mô hình SWOT: Phân tích ưu, nhược điểm, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.
Mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael Porter: Tập trung vào việc phân tích ảnh hưởng của 5 yếu tố đến mức độ cạnh tranh trong ngành, bao gồm các đối thủ trực tiếp và tiềm ẩn, sản phẩm thay thế, nhà cung cấp, và khách hàng.
Mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael Porter
Mô hình 5 lực cạnh tranh của Michael Porter
Ma trận BCG: Đánh giá danh mục sản phẩm của doanh nghiệp dựa trên hai yếu tố chính là tăng trưởng thị trường và thị phần tương đối.
Mô hình SPACE: Dựa vào 4 yếu tố cơ bản để phân tích vị thế chiến lược của doanh nghiệp, gồm sức mạnh tài chính, sức mạnh môi trường, điểm hấp dẫn của ngành và lợi thế cạnh tranh.
Lập báo cáo phân tích đối thủ
Sau khi đã thực hiện các bước trên, bạn cần tiến hành lập bảng báo cáo. Báo cáo này giúp tổng hợp các thông tin quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp đó. Đối với báo cáo này, tính khách quan và trung thực là vô cùng quan trọng, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích và có giá trị cho doanh nghiệp.
3.4 Lập kế hoạch Marketing
Để thành công trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc sử dụng marketing là không thể phủ nhận. Nó không chỉ giúp duy trì mối quan hệ vững chắc giữa doanh nghiệp và khách hàng mà còn đóng góp vào việc đo lường hiệu quả kinh doanh và phủ sóng, tăng độ nhận diện của sản phẩm và thương hiệu.
Bên cạnh sử dụng các hình thức marketing truyền thống, bạn cần chú trọng tới cả các kênh marketing online. Sử dụng các kênh quảng cáo như Mạng xã hội, Email Marketing, TVC, PR,… để tiếp cận đối tượng khách hàng rộng hơn và đa dạng hơn. Để làm tốt việc lập kế hoạch Marketing online, bạn cần hiểu rõ bản chất và đặc điểm của các kênh truyền thông khác nhau như: Facebook, TikTok, Youtube, Google… Mỗi kênh truyền thông sẽ có ưu điểm riêng, nắm chắc những ưu điểm này, bạn sẽ biết cách sử dụng các kênh truyền thông online hiệu quả trong chiến lược marketing online. Để làm được điều đó, bạn có thể tham gia các khoá học marketing online hoặc đăng ký các khoá học online miễn phí của các nền tảng này, ví dụ như khoá học chứng chỉ Meta Blueprint của Meta (Facebook) hay các khoá học digital marketing online của Google.
Kiến thức kinh doanh dành cho người mới khởi nghiệp
4. Bổ sung kiến thức kinh doanh bằng cách nào?
Nếu bạn có đam mê kinh doanh, có định hướng từ đầu thì bạn sẽ chọn học các ngành đào tạo phù hợp khi học Đại học. Tuy nhiên, không thiếu các trường hợp làm trái ngành, vì thế, bạn có thể bổ sung kiến thức kinh doanh bằng các cách như sau:
Đăng ký học văn bằng 2.
Đăng ký các khoá học kinh doanh tại các trung tâm uy tín và lựa chọn nội dung khoá học phù hợp.
Đăng ký các khoá học online trên mạng Internet từ các tổ chức uy tín.
Tìm hiểu và nghiên cứu thông qua việc đọc sách.
Không ngừng học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm từ những người trong nghề khi có cơ hội.
Bình luận