;
Năm 2017, mô hình D2C tăng trưởng 34% và chiếm 13% thị trường thương mại điện tử trên toàn Thế Giới. Nhưng, đó là câu chuyện của 4 năm trước, hiện nay con số này vẫn không ngừng tăng trưởng. D2C đã đem lại hiệu quả như thế nào mà các doanh nghiệp lại dần dịch chuyển sang mô hình này?
D2C – Direct To Consumer là một mô hình kinh doanh mà trong đó doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng(qua cửa hàng chính hãng, website, thương mại điện tử, Mobile App) mà không cần qua bất kì một kênh phân phối nào cả.
Mô hình D2C cho doanh nghiệp
Hiện nay, người tiêu dùng có vô vàn lựa chọn cách thức mua bán sản phẩm. Vậy nên, yêu cầu cao hơn về chất lượng, giá cả cũng như dịch vụ về một trải nghiệm mua hàng.
Khi sử dụng mô hình D2C nhà sản xuất sẽ biết được khách hàng có hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của mình cung cấp hay không? Nắm bắt trực tiếp được tâm lý khách hàng, từ đó đưa ra được chiến lược, sự thay đổi về sản phẩm, dịch vụ nếu cần thiết.
Mô hình D2C trong trải nghiệm khách hàng
Doanh nghiệp làm chủ được chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ, vận hành và phân phối trực tiếp, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. Thông qua những trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược chăm sóc cụ thể để giữ chân khách hàng của mình.
Hai lợi ích phía trên cũng đã làm rõ lợi ích này. Doanh nghiệp có thể dễ dàng thu thập được dữ liệu khách hàng, giúp doanh nghiệp hiểu hành vi người dùng và có chiến lược mới trong kinh doanh, cũng như đưa ra quyết định sử dụng mô hình D2C với từng loại mặt hàng cho phù hợp.
Mô hình D2C và cơ hội cho doanh nghiệp
Nâng cao được sự uy tín và sự tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm và thương hiệu.
Giảm được phần lớn chi phí khi phân phối sản phẩm tới các đại lý theo phương thức truyền thống.
Việc nắm rõ data khách hàng, hành vi mua hàng, nhân khẩu học cũng như thói quen mua sắm tiêu dùng của khách hàng, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc nghiên cứu, làm tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp sau này.
Tối ưu hóa hiệu quả quản lý nhanh chóng và chặt chẽ các kênh truyền thông của doanh nghiệp.
Gặp nhiều khó khăn trong công việc triển khai.
Thách thức trong việc gia tăng đồng nhất trải nghiệm khách hàng.
Cạnh tranh giữa các thương hiệu trên môi trường.
Vô hình chung tạo ra một điểm cạnh tranh cho chính đại lý của doanh nghiệp.
Đây là hình thức mà hầu hết các doanh nghiệp hiện đang sử dụng. Việc xây dựng một cửa hàng chính hãng phân phối sản phẩm của nhà sản xuất đến trực tiếp người tiêu dùng, tạo nên uy tín, khẳng định thương hiệu trên thị trường
Thông qua đó, có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, dễ dàng nghiên cứu hành vi mua hàng của khách hàng hơn
Tuy nhiên, hình thức này cũng có một số hạn chế.
– Tốn khá nhiều chi phí về mặt bằng, nhân viên. Tuy nhiên, cũng không thể đảm bảo chất lượng của nhân viên bán hàng được
– Lưu trữ data khách hàng còn gặp nhiều hạn chế vì không phải khách hàng nào cũng sẵn sàng để lại thông tin
– Cạnh tranh trực tiếp với khách hàng đại lý của doanh nghiệp
Bình luận