Phần mềm CRM là gì? Tại sao doanh nghiệp bạn cần crm? Giới thiệu 5 phần mềm crm tốt nhất hiện nay
CRM là điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp để có thể tương tác với khách hàng, và từ đó tăng trải nghiệm khách hàng với những chiến dịch của mỗi doanh nghiệp mang lại chuyển đổi cao hơn.
Nếu bạn đang muốn kinh doanh online hay chuyển đổi số. Bạn cần phải tìm hiểu CRM ngay bây giờ.
Hãy cùng tìm hiểu về CRM cùng mình và áp dụng để thu hút và chuyển đổi khách hàng cao hơn
CRM được viết gọn từ tên tiếng anh: “Customer Relationship Management” tạm dịch là quản lý quan hệ khách hàng.
CRM được ra đời từ ý tưởng sử dụng công nghệ nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển mối quan hệ gắn bó với khách hàng; tìm ra chiến lược tiếp cận phù hợp nhằm biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng, rồi thành nhóm khách hàng thân thiết.
Điều quan trọng là: CRM giúp bạn gửi đúng thông điệp đến đúng khách hàng vào đúng thời điểm. Tạo nên sợi dây kết nối khách hàng với công ty của bạn.
Nhờ sự trợ giúp đắc lực của CRM, doanh nghiệp có thể:
Ngoài ra CRM còn nhiều chức năng khác tùy thuộc vào đặc thù từng loại hình doanh nghiệp như: Quản lý hóa đơn, Quản lý nhà cung ứng (sản xuất); Deal; Quản lý tài liệu; Các kênh tương tác như email và điện thoại…
Câu trả lời ngắn gọn là bất kỳ công ty nào muốn duy trì mối quan hệ với khách hàng của họ đều có thể hưởng lợi từ việc sử dụng hệ thống CRM. Cụ thể hơn, có hai nhóm công ty thường sẽ phù hợp sử dụng CRM:
Cũng có rất nhiều những Doanh nghiệp không thuộc 2 nhóm trên không cần thiết sử dụng CRM, nhưng vẫn có thể có được giá trị từ việc sử dụng hệ thống CRM. Nói cách khác, để xem xét liệu hệ thống CRM có thể hỗ trợ doanh nghiệp của bạn hay không là hãy suy nghĩ đến những khó khăn mà hệ thống CRM có thể giải quyết:
Nếu bạn trả lời “có” đến một hay nhiều hơn những câu hỏi trên, cơ hội doanh nghiệp của bạn có thể hưởng lợi từ hệ thống CRM.
Tuy nhiên qua khảo sát thực tế tại nhiều doanh nghiệp, việc ứng dụng phần mềm vào trong công việc quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng vẫn chưa được quan tâm và đầu tư. Chính việc doanh nghiệp chưa sử dụng phần mềm quản lý khách hàng (CRM) nên dẫn đến những bất cập trong hoạt động kinh doanh. Dưới đây là một số những thực trạng và bất cập trong các doanh nghiệp hiện nay:
CRM ra đời là nhằm giải quyết các vấn đề bất cập và khó khăn của doanh nghiệp đang gặp phải. Là một công cụ lao động mang tính công nghệ cao, CRM không đơn thuần chỉ là sự ghi nhận thông tin khách hàng mà còn là một hệ thống tổng thể giúp các nhà quản trị theo dõi toàn bộ quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy phần mềm CRM mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn:
Nếu bạn đã quyết định rằng một hệ thống CRM có thể áp dụng vào công ty của bạn trong tương lai, thì câu hỏi hợp lý tiếp theo là khi nào?. Nhiều công ty bắt đầu với lượng khách hàng nhỏ, lưu trữ những khách hàng tiềm năng của họ trong công cụ email và danh sách khách hàng của họ trong bảng tính. Điều này hoạt động tốt trong một thời gian, nhưng tại một thời điểm nhất định, mọi thứ bắt đầu bị phá vỡ bởi vì:
Nói tóm lại, câu trả lời cho hầu hết các công ty khá đơn giản, mặc dù bạn có thể quản lý trong một thời gian mà không cần hệ thống CRM, nhưng áp dụng hệ thống CRM sớm hơn thường sẽ tốt hơn là đợi đến khi bạn cảm thấy nỗi đau cần một giải pháp cho tình trạng hiện tại để doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh hơn.
Theo Gartner, 70% các dự án được triển khai tại những thị trường phát triển đã không đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Nguyên nhân do đâu? Dưới đây là những nguyên nhân bạn cần biết.
Doanh nghiệp nghĩ rằng, CRM là một hệ thống hoàn toàn tự động, giúp thay thế vai trò của con người. Cứ áp dụng là tăng năng suất, tăng lợi nhuận. Không phải thế, phần mềm CRM đưa hoạt động kinh doanh của bạn thành quy trình, tự động hóa ở một số bước và vai trò chính vẫn là con người.
Người điều hành doanh nghiệp là người quyết định doanh nghiệp phát triển hay suy thoái. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài cần người lãnh đạo có tầm nhìn, có sức ảnh hưởng và dám thay đổi.
Ví dụ từ Nokia, Kodak là những bài học kinh điển bạn có thể thấy.
Vì thế, người điều hành phải luôn đi đầu, mạnh dạn thay đổi mô hình kinh doanh cũ, áp dụng cái mới, động viên và đôn đốc nhân viên cùng thực hiện.
Chọn sai giải pháp là lí do điển hình tiếp theo khiến việc triển khai CRM thất bại. Không phải cứ chọn hệ thống lớn là tốt nhất, vì tốt nhất hay không nó phải thực tế. Saleforce là phần mềm nổi tiếng nhưng không phù hợp với tất cả mọi doanh nghiệp.
Việc triển khai CRM của bạn có thể thất bại đơn giản vì bạn chọn sai nhà cung cấp. Nhiều nhà cung cấp chỉ chú tâm vào việc bán được phần mềm và quên đi khâu hỗ trợ khách hàng sử dụng về sau. Nhiều nhà cung cấp thiếu kinh nghiệm làm hệ thống và triển khai phần mềm…. chắc chắn những đơn vị đó sẽ không thể giúp đỡ bạn tốt nhất khi mua phần mềm của họ. Trước khi lựa chọn triển khai hệ thống nào, hãy chắc chắn rằng bạn đã trao đổi và tìm hiểu kỹ về nhà cung cấp, nên lựa chọn những đơn vị có bề dày kinh nghiệm về công nghệ.
Người dùng cuối là ai? Chính là nhân viên trong công ty bạn, là những người trực tiếp sử dụng phần mềm hàng ngày. Nếu phần mềm gây khó chịu và chán nản khi sử dụng thì việc triển khai sớm muộn cũng thất bại.
Người điều hành nhìn vào báo cáo số liệu trên hệ thống thường rất “sung sướng” bởi họ không phải mất nhiều giờ nhập dữ liệu mỗi ngày. Trong khi người nhập liệu lại vô cùng vất vả để thực hiện các thao tác. Đừng để mâu thuẫn xảy ra, đừng để nhân viên sử dụng CRM một cách đối phó. Cách để giảm thiểu chi phí và các rủi ro đó là đưa người dùng cuối vào giai đoạn lập kế hoạch và thử nghiệm dùng người. Một phần mềm CRM phù hợp phải đem tới trải nghiệm tốt cho người dùng cuối và khiến họ hào hứng sử dụng mỗi ngày
Ngoài ra, dữ liệu không đầy đủ, các yếu tố chính trị và văn hóa, thiếu kế hoạch chiến lược, thiếu chuyên môn trong cách tổ chức, yếu kém trong quan hệ với khách hàng, sự khác biệt giữa những người sử dụng trong ngành kinh doanh và CNTT, chu trình tự động hóa không đầy đủ… cũng là những nguyên nhân làm thất bại khi triển khai CRM.
Phần mềm CRM nào tốt? hoặc Phần mềm CRM nào tốt nhất? Đây là những câu hỏi mà hầu hết các doanh nghiệp bắt đầu tìm hiểu về phần mềm CRM đều thắc mắc.
Nhưng khi tìm hiểu tổng quan về các thương hiệu cung cấp dịch vụ phần mềm CRM tại Việt Nam và các thương hiệu nổi tiếng trong thị trường CRM trên thế giới, thì chắc hẳn rằng sẽ không có câu trả lời cho phần mềm CRM nào tốt nhất hay phần mềm CRM này tốt hơn phần mềm CRM khác.
Mỗi một đơn vị cung cấp phần mềm CRM đều có những định hướng và những thế mạnh chuyên biệt để hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp.
Những phần mềm CRM chăm sóc khách hàng trong danh sách này được lựa chọn dựa trên các tiêu chí:
MOMA thành lập năm 2007 với khát vọng cung cấp giải pháp CRM cho doanh nghiệp VIỆT và phát triển sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
CRM MOMAcũng là một trong những phần mềm quản lý khách hàng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn ở Việt Nam. Khi sử dụng phần mềm CRMViet, người dùng dễ dàng quản lý khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại, cập nhật thông tin khách hàng. Do đó, việc quản lý khách hàng của doanh nghiệp dễ dàng và hiệu quả hơn.
Ưu điểm của CRMViet là phần mềm tích hợp với nhiều thiết bị hiện đại khác nhau như điện thoại, máy tính, máy tính bảng… Vì thế CRM MOMA là một trong TOP Phần mềm CRM tốt nhất hiện nay ở Việt Nam.
GenCRM có phiên bản chuẩn phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ với quy trình quản lý không quá phức tạp.
Các chức năng trong phần mềm GenCRM này đã được chuẩn hóa nên thời gian triển khai nhanh, chỉ từ 3 đến 5 ngày đã bao gồm cài đặt và hướng dẫn sử dụng.
Ưu điểm của genCRM là lưu trữ dữ liệu khách hàng và đo lường sự hài lòng giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược marketing tốt hơn, phân tích thị trường tốt giúp doanh nghiệp tăng doanh thu.
4. Phần mềm CRM BIZFLY
HubSpot là một công ty có trụ sở tại mỹ, chuyên phát triển và kinh doanh phần mềm phục vụ cho Marketing và bán hàng. HubSpot cũng là tên của phần mềm (All In One Marketing) cung cấp đầy đủ các công cụ mà bạn cần đê thực hiện một chiến dịch HubSpot CRM.
Khi nhắc đến CRM thì không thể không nhắc đến Salesforce, Salesforce đã xây dựng thành công phần mềm CRM trên nền tảng web (CRM Online) và đã từng thống trị và thu hút được rất nhiều doanh nghiệp trong thời gian dài.
Salesforce từng là phần mềm CRM tốt nhất được đánh giá vào những năm 2012 với số danh thu khủng trên thế giới.
Salesforce là phần mềm đứng đầu danh sách về khả năng quản lý thông tin khách hàng dựa trên giao diện được thiết kế chuyên nghiệp và dễ dàng sử dụng. Với Salesforce, bạn sẽ có được công cụ quản lý khách hàng chuyên nghiệp nhưng đổi lại giá cả thì khá đắt đỏ.
Theo Gartner: “Salesforce chiếm khoảng 14% thị phần trong thị trường phần mềm CRM, với doanh số khoảng 2.5 tỉ USD trong năm 2012”.
Gói phần mềm Salesforce từ khoảng 5$ đến 300$ mỗi tháng/người sử dụng (Tùy thuộc vào tính năng mà sẽ có gói khác nhau).
Zoho CRM được phát triển bởi Zoho Corp được thành lập vào năm 2005.
Zoho CRM là một phần mềm quản lý thông tin khách hàng có khả năng giải quyết các vấn đề cơ bản khi quản lý và xây dựng các mối quan hệ khách hàng.
Mặc dù các công cụ và thiết kế của ZOHO có nhiều hạn chế hơn Salesforce, các tính năng cơ bản của ZOHO vẫn giúp bạn giải quyết được các vấn đề cần thiết trong quản lý khách hàng.
Ưu điểm của ZOHO CRM là có thể chạy tốt trên các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành iOS, Android và Blackberry.
Phần mềm CRM Microsoft Dynamics được phát triển bởi Microsoft và nhanh chóng chiếm được vị thế nhất định trong thị trường cung cấp phần mềm CRM trên thế giới.
Ưu điểm lớn nhất của phần mềm Dynamics CRM là nó được tích hợp với các ứng dụng khác của Microsoft như Outlook, Office… Do đó, phần mềm này rất tiện lợi khi sử dụng. Tính đến thời điểm hiện tại, Microsoft đã phát hành ứng dụng Dynamic CRM trên điện thoại di động, có thể chạy trên nền tảng iOS, Android, Windows Phone và máy tính bảng.
Theo Gartner: “CRM Microsoft Dynamics chiếm khoảng 6.3% thị phần trong thị trường phần mềm CRM, với doanh số khoảng 1.1 tỉ USD trong năm 2012”.
Phần mềm Insightly CRM được thành lập từ năm 2009.
Insightly CRM hướng đến mục tiêu là triển khai hệ thống CRM trên nền tảng web cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Khác với những phần mềm CRM khác, phần mềm Insightly dễ dàng thiết lập và điều hướng để có thông tin một cách nhanh chóng. Sự tích hợp chặt chẽ của Insightly với các ứng dụng của Google như Gmail. Google Drive đã giúp phần mềm này có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Hiện tại, Insightly cũng được tích hợp với Evernote, Office 365, Outlook và MailChimp.
Theo Insightly công bố: “có hơn 350.000 người sử dụng Insightly CRM trên toàn thế giới”.
Phần mềm Sugar CRM được thành lập từ năm 2004.
Sugar CRM là một trong những phần mềm CRM được đánh giá cao nhờ chất lượng ổn định. Sở hữu phần mềm này giúp người quản lý dễ dàng lưu trữ và định dạng nhiều loại thông tin khác nhau trên ứng dụng điện toán đám mây.
Sugar CRM được thiết kế rất thông minh, dễ dàng hoạt động trên cả máy tính lẫn thiết bị di động. Do đó, người quản lý có thể dễ dàng kiểm soát và theo dõi công việc ngay cả khi đi ra ngoài.
Sugar CRM hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức giá rất hợp lý. (giá khoảng 40$ – 150$).
Một ưu điểm của Sugar CRM là chi phí khá rẻ so với các thương hiệu khác trên thị trường nhưng đổi lại là không có quá nhiều tính năng đa dạng.
Đến đây, chắc bạn đã nắm rõ kiến thức tổng quan CRM là gì rồi. Bạn đã hiểu được tại sao phải sử dụng hệ thống CRM, … Và nếu bạn muốn chăm sóc khách hàng tốt nhất cho doanh nghiệp mình, hãy luôn đặt khách hàng làm trọng tâm. Nghiên cứu, quản lý nguồn dữ liệu về khách hàng là giải pháp hàng đầu cho bạn.
Hy vọng rằng bài viết này thực sự hữu ích đối với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc chia sẻ, comment bên dưới bài viết này nhé!
Bình luận