Không ít doanh nghiệp phàn nàn: tại sao bán hàng trên điện thoại doanh nghiệp họ không đạt hiệu quả dù đã không ngừng nâng cao kỹ năng telesale cho đội ngũ nhân viên?
Vấn đề nằm ở chính kỹ năng telesale. Có thể kỹ năng telesale được đào tạo tại doanh nghiệp bạn không phù hợp với thực tế hoặc do nhân viên telesale chưa hiểu và vận dụng nó một cách hiệu quả.
Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc phương thức vận dụng kỹ năng telesale hiệu quả.
Bán hàng, nhất là bán hàng qua điện thoại là một nghề đòi hỏi sự khéo léo: cả trong giao tiếp, xử lý tình huống, kiến thức về sản phẩm.
Bắt chân vào lĩnh vực telesale, mỗi nhân viên thường được đào tạo sâu các kỹ năng bán hàng, làm sao để thuyết phục khách hàng, xử lý các tình huống ra sao.
Tuy vậy, không phải tất cả kiến thức bạn được dạy sẽ áp dụng vào thực tế được. Trong giao tiếp, thường có những tình huống phát sinh mà bạn không thể lường trước được. Việc cần làm của nhân viên telesale chính là: không chỉ nhớ các kiến thức, kỹ năng telesale & tình huống mà còn phải hiểu sâu để vận dụng vào thực tế.
Ví dụ: Trong một cửa hàng thời trang nọ, cả A và B đều là nhân viên bán hàng mới, vào cùng đợt, cùng được đào tạo kỹ năng bán hàng như nhau. Sau đó 1 thời gian, A được tăng lương và nhận được rất nhiều lời khen từ sếp trong khi B thường xuyên bị đánh giá là thiếu kỹ năng, bán hàng không hiệu quả. Nhân viên B tìm đến gặp sếp để hỏi nguyên do tại sao mình vận dụng đúng kỹ năng bán hàng công ty đào tạo mà bán hàng vẫn không hiệu quả, luôn thua A.
Ông sếp nhìn B và trả lời: em không sai khi vận dụng những kỹ năng telesale vào bán hàng, tuy nhiên em cần biết vận dụng linh hoạt. Khách hàng muốn nghe lời giải thích hợp lý cho vấn đề họ gặp phải thay vì cách trả lời rập khuôn.
Kỹ năng telesale cũng vậy, nó không bất di bất dịch. Có thể nó đúng trong trường hợp này những lại không phù hợp trong trường hợp khác. Vì vậy, mỗi nhân viên telesale phải trau dồi không ngừng, ứng biến linh hoạt tùy trường hợp.
Dù vậy, nhân viên telesale cần nắm được các kỹ năng telesale chuyên nghiệp sau:
Chú ý âm điệu, giọng nói thật dễ nghe, cuốn hút. Điều này tạo thuận lợi cho toàn bộ cuộc nói chuyện.
Giới thiệu thật ấn tượng, ngắn gọn về sản phẩm bằng thái đọ nhiệt tình, vui vẻ.
Nếu khách hàng bận rộn, đừng quấy rầy khách. Xin phép thời gian rảnh để liên lạc với khách.
Tránh gọi khách vào lúc sáng sớm, giờ nghỉ trưa hoặc quá khuya, vì như vậy khiến khách có cảm giác bị làm phiền
Để trở thành nhân viên telesale thành công, bạn cần học hỏi và đúc rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc của mình và không ngừng trau dồi kỹ năng telesale chuyên nghiệp.
Bình luận