Referral Marketing là gì? 8 Hình thức Referral Marketing phổ biến nhất hiện nay

Referral Marketing là gì?

Referral marketing hay còn gọi là tiếp thị giới thiệu. Đây là một phương pháp quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng mới thông qua việc giới thiệu (thường là giới thiệu truyền miệng).

Referral marketing là một quá trình để khuyến khích giới thiệu bằng truyền miệng. Điều này có thể thực hiện bằng cách khuyến khích và khen thưởng cho khách hàng.

Hình thức marketing này tập trung vào các tương tác giữa khách hàng. Online là môi trường phổ biến cho các chiến dịch Referral nhưng hình thức này vẫn có thể xuất hiện và hoạt động tốt với kênh offline.

Doanh nghiệp như nào phù hợp với Referral Marketing?

Không phải doanh nghiêp nào cũng đã từng triển khai 1 chương trình referral. Nhưng nếu bạn có những dấu hiệu này, đây có lẽ là thời điểm để doanh nghiệp bắt đầu 1 chiến dịch referral.

1. Khách hàng khó khăn khi quyết định mua sản phẩm

Đối với những sản phẩm đòi hỏi người mua cần thời gian để ra quyết định mua hàng. Nếu bạn không khiến họ quyết định ngay lập tức, khách hàng tiềm năng đó có thể tìm đến đối thủ.

Như đã nói ở trên, referral marketing sẽ cho phép khách hàng tiềm năng tìm được lời khuyên từ chính những người thân và bạn bè của họ.

avatars

2. Khách hàng hỏi về 1 chính sách dành cho người giới thiệu.

Cách đơn giản để biết doanh nghiệp có cần 1 chương trình referral marketing hay không, đó là xem phản hồi của khách hàng.

Nếu khách hàng hỏi về việc công ty có chính sách cho họ khi họ giới thiệu những khách hàng mới hay không, đó là dấu hiệu cho biết doanh nghiệp cần 1 chương trình referral bài bản.

Rất nhiều doanh nghiệp có phần lớn lượng khách hàng mới đến từ kênh giới thiệu. Tuy nhiên, vấn đề họ đều gặp phải, hoặc là chương trình chưa đủ hấp dẫn và minh bạch, hoặc là không tìm ra cách để nhân rộng mô hình này.

3. Khách hàng không muốn giới thiệu

Khách hàng của bạn có rất nhiều điều xảy ra trong cuộc sống của họ và vì vậy họ có thể không luôn luôn nhớ đưa ra lời giới thiệu. Bạn có thể làm cho họ dễ dàng bằng cách cho phép một chương trình giới thiệu hoạt động tự động. 1 Chương trình như vậy sẽ giúp bạn làm 1 số việc:

  1. Lên lịch thông báo nhắc nhở sẽ được gửi đến khách hàng đã sử dụng sản phẩm sau một khoảng thời gian nhất định.
  2. Gửi một thông báo nhắc nhở mỗi tháng cho tất cả người dùng.
  3. Nếu bạn thấy ai đó đã nhấp vào link giới thiệu nhưng không tiếp tục chia sẻ – hãy gửi cho họ 1 lời nhắc để quay lại.

4. Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng thấp

Số liệu thống kê từ Huffington Post cho thấy tỷ lệ chuyển đổi từ kênh referral có thể lên đến 80%. Điều đó có nghĩa là những khách hàng hiện tại vẫn đều đặn mang tiền về cho doanh nghiệp của bạn. Chương trình referral như một cách để hợp thức hóa những đóng góp của họ.

Ngoài ra, với chương trình referral, bạn hoàn toàn có thể nắm được hành trình từng buốc của người dùng với hệ thống tracking, từ việc họ click vào link, đăng ký, dùng thử sản phẩm, mua hàng, và quay lại những lần sau. Hành trình khách hàng sẽ được hệ thống lại toàn bộ để tìm ra những điểm cần tối ưu.

two people talking about their business strategy

Xem thêm: 3 Hình thức trả thưởng của 1 chương trình giới thiệu

 

8 Hình thức phổ biến của Referral Marketing

Referral vốn rất dễ dàng để áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, dưới đây là 8 hình thức phổ biến nhất.

1. Direct Referral (Giới thiệu trực tiếp)

Cái này rất dễ hiểu, giống như chúng ta nói thẳng luôn với khách hàng hiện tại rằng: “Bạn giới thiệu tôi với bạn bè của bạn đi, tôi sẽ tặng bạn 1 phần thưởng”. Ở đây, quà tặng là động lực chính của người giới thiệu.

2. Tangible Referrals (Giới thiệu hữu hình)

Có thể hiểu như là việc cung cấp cho khách hàng hiện tại quà để họ mang tặng lại bạn bè 1 cách miễn phí.

Ví dụ: Để hỗ trợ việc học tập cho trẻ em trong mùa dịch COVID, một công ty phát triển khóa học Tiếng Anh Online tặng cho khách hàng hiện tại của họ mỗi người 10 khóa học thử miễn phí để họ có thể mang tặng lại bạn bè, người thân của mình. Như vậy, khách hàng hiện tại có thể không cần doanh nghiệp tặng thêm cho mình 1 phần thưởng nào nữa, bởi việc chia sẻ của họ mang lại lợi ích và giá trị cho cộng đồng, cảm thấy bản thân có ích cho mọi người xung quanh đã chính là phần thưởng đối với họ rồi.

3. Community Referrals (Giới thiệu cộng đồng)

Được hiểu như là khi khách hàng mua hàng của công ty sẽ đồng nghĩa với việc mang lại lợi ích cho 1 tổ chức/ cộng đồng nào đó, và việc lan tỏa thông điệp này sẽ được thực hiện bởi tổ chức nhận được lợi ích đó hoặc… đôi khi là cả cộng đồng. Ví dụ như công cụ tìm kiếm Ecosia đã đưa ra lời cam kết rằng cứ 45 lượt tìm kiếm được thực hiện bởi công cụ này, Ecosia sẽ trồng 1 cây xanh.

4. Implied Referral (Giới thiệu ngụ ý)

Bằng một cách tinh tế, bạn cho mọi người biết rằng “bạn bè của họ là khách hàng của bạn”. Vậy tinh tế là như thế nào, ví dụ khách hàng mua sản phẩm chính của bạn xong, bạn sẽ tặng họ thêm 1 sản phẩm phụ như áo, mũ có logo thương hiệu bạn chẳng hạn. Vậy là thương hiệu của bạn sẽ được đi khắp nơi cùng với khách hàng này và tình cờ “va vào” ánh mắt của một số khách hàng tiềm năng.

5. Word-Of-Mouth (Truyền miệng)

Hình thức này chắc ai cũng nghe quen tai lắm rồi phải không, nó phổ biến tới cái mức mà một số tài liệu còn định nghĩa luôn Referral Marketing chính là Truyền miệng. Không, nó chính xác chỉ là 1 hình thức rõ ràng nhất cho Referral mà thôi.

4.3-word-of-mouth-community | Retail News Asia

6. Online Review

Chính là việc khách hàng review tích cực về sản phẩm/ dịch vụ của bạn trên các kênh trực tuyến (mà phổ biến nhất là mạng xã hội). Internet phát triển kéo theo phạm vi ảnh hưởng & tốc độ lan truyền của các thông tin trên mạng xã hội ngày càng lớn, đôi khi chỉ cần 1 lời review “vu vơ” của khách hàng trên mạng xã hội cũng có thể mang về cho bạn những khách hàng mới một cách nhanh không tưởng.

7. Social Recommendation & Sharing

Là khi sản phẩm của bạn được giới thiệu và chia sẻ trên mạng xã hội. Khác với hình thức “online review” ở trên, hình thức này hướng tới đối tượng cụ thể hơn và ít “vu vơ” hơn. Khách hàng cũ thấy sản phẩm của bạn tốt và họ muốn giới thiệu cho bạn bè của họ bằng cách chia sẻ thông tin về bạn lên mạng xã hội.

8. Email Referral

Hình thức cuối cùng giống như 1 cách mà bạn có thể thông báo cho khách hàng biết về chương trình giới thiệu của bạn hơn. Vậy tại sao nó lại được xếp thành hẳn 1 hình thức của chương trình giới thiệu? Chính bởi những ưu điểm mà email mang lại, khi bạn gửi thông tin cho khách hàng qua email, bạn hoàn toàn có thể thể hiện hết thông tin cũng như tối giản tất cả các bước lằng nhằng của việc giới thiệu chỉ bằng 1 trang thiết kế. Khách hàng chỉ cần nhìn qua là hiểu, và click nhẹ là chia sẻ thành công. Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm mà ai cũng biết: đó là thư của bạn rất dễ bị rơi vào hòm Spam.

Để tham gia affiliate với moma tại đây

Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phản hồi khách hàng

Trần Tưởng - CEO Tiếng Nói Việt: Từng bước sử dụng moma giúp hệ thống sự kiện chúng tôi chuyên nghiệp và giúp anh em MC có thể xây dựng thương hiệu cá nhân đơn giản

Huy Coach - CEO Top CEO Với nền tảng moma giúp các doanh nghiệp tự động seo và bán hàng đa kênh dễ dàng

CEO NTC - NGUYỄN SỸ NHẬT -TỔNG GIÁM ĐỐC ĐÃ ĐƯỢC MOMA GIÚP CÓ NHIỀU LAO ĐỘNG ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG HƠN

Cô Giáo Lan: Chuyên Gia Huấn Luyện Tâm Lý Gia Đình

Phạm Tùng - Giám đốc đào tạo BNI Hanoi 06- Nhờ Moma Giúp các chủ doanh nghiệp sở hữu website cá nhân đơn giản

Kể từ khi ra đời cho đến nay, Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội đã trở thành cầu nối gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tá. Với hơn 3000 hội viên 110.000 lao động

Cộng Đồng Eaglecamp của luật Sư Phạm Thành Long với các thê hệ doanh nhân kinh doanh có đạo đức và pháp luật

BNI - Giúp hơn 20.000 thành viên bni toàn cầu có website nhân hiệu miễn phí

0988940068
Nhắn tin!